Không cần thiết các bạn phải có thật nhiều tiền để đi du lịch
nước ngoài đâu! Ví dụ nhé, thủ đô Phnom Penh của anh bạn Campuchia nè, cách
chúng ta đâu có bao nhiêu xa đâu. Điện thoại đặt xe Khải Nam hay Kumho với giá
trung bình khoảng 200 ngàn đồng thôi hà. Có thấy ai đi nước ngoài mà rẻ như vậy
không? Hoặc muốn đi xa hơn chút nữa thì qua Lào, cảnh đẹp tuyệt vời, người dân
hiền nhất quả đất luôn.
Để kể nghe nè!
Tôi đi qua Pakse ở tỉnh Champasak, cách chúng ta có khoảng
580 km thôi à, đi đường bộ, xe chở mình từ Sài Gòn, lên hướng tỉnh Bình Phước.
Sau đó làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia, xong xuôi xe chạy một mạch xuyên
qua Campuchia và khoảng 2,3 giờ chiều gì đó thì tới cửa khẩu biên giới giữa Lào
và Campuchia. Lại làm thủ tục ra khỏi Cam và nhập cảnh vào Lào. Xe chạy thêm một
mạch nữa là tới trung tâm thị trấn Pakse, tỉnh Champasak ở Nam Lào. Xe chở mình
tới khách sạn luôn mà giá vé có khoảng 800 nghìn đồng bao gồm ăn sáng, ăn trưa,
phí hải quan ở tổng cộng 4 cửa khẩu luôn đó. Rẻ chưa hè!
At an international checkpoint in Laos |
Tôi ngủ ở thị trấn Pakse một đêm đầu, tối dạo phố cũng đẹp,
dễ thương lắm, khách du lịch Tây ba lô thì đông như kiến luôn đó. Sáng hôm sau,
đi xe túk-túk lên tham quan mấy Thác nước tuyệt vời luôn, chẳng hạn như Thác
Cham-pee, Thác Tad Yueng và Thác Tad Fane về hướng Thái Lan đó, rất gần biên giới
Thái Lan. Trên đường đi gặp hai anh bạn người Việt Nam cũng đam mê du lịch nên
ráp vô đi chung xe cho tiết kiệm. Sau khi tham quan, chụp ảnh ở hai thác
Cham-pee và Tad Yueng xong, tôi đến Thác Tad Fane. Đây là thác cao nhất ở đây
đó, cao có 120 mét hà, từ trên nhìn xuống không thấy đáy thác luôn. Muốn xuống
đáy thác phải có người dẫn đường chuyên nghiệp leo từ ngọn núi xuống mới đi được.
Tad Yueng Waterfall |
Thác Tad Fane nằm trong khu Tad Fane Resort, giữa rừng ở cao
nguyên Bolaven đó. Mấy nhà nghỉ trong khu resort Tad Fane này quay ra thác, giữa
rừng rất yên tĩnh và nghe chim kêu, thác chảy suốt ngày đêm. Ban đầu tính ở đây
một đêm, hai ngày nhưng do đẹp quá ở liền luôn bốn ngày 3 đêm đó.
Sau đó lội bộ từ trong resort ra đường quốc lộ đi mua sầu
riêng ăn mà chưa có chín và cuối cùng đón xe về lại Pak-se chơi. Hôm sau, thuê
chiếc xe gắn máy chạy khắp nơi ở Pakse và ra bờ sông Mekong hóng gió cũng vi diệu
lắm đó. Kế đó ra chợ mua đồ ăn, mua rau về nấu mì gói ăn vì thèm mì. Mấy chị
bán hàng ngoài chợ dễ thương ghê, không biết tiếng Anh và chỉ nói tiếng Lào. Còn
Elmer thì nói tiếng Anh mà không biết tiếng Lào. Mua hàng bằng tay vui ghê!
Tad Fane Waterfall, Pakse, Laos |
Sau đó, đón xe ngược về hướng Campuchia khoảng 150 km, ghé
vào khu Siphandone hay còn gọi là 4000 (bốn ngàn) đảo đó. Các bạn có biết không,
vào mùa mưa, bề rộng sông Mekong lên đến 14 km nên khi nước rút có rất nhiều đảo.
Người ta thống kê là có tới 4000 luôn đó. Tiếng Lào chữ “Si” là bốn, “phan” là
“ngàn” và “done” là đảo và vùng này gọi là Siphandone. Tôi đón ghe đi vào đảo
DonDet vì đây là đảo lớn nhất và đẹp nhất, có nhiều chổ vui chơi, khách sạn để
nghỉ lại.
Ready to get to Dondet Island by boat |
Sau khi thuê xong khách sạn, đói bụng quá tạt vào quán ăn của
mấy ông Ấn độ gọi món cari với chapati (giống bánh mì vậy đó) và cơm chiên ăn
ngon ghê. Mấy ông Ấn độ hiền khô, nói tiếng Anh dễ thương lắm. Nhắc đến đây nhớ
tới tuồng cải lương “Tình anh bảy chà” do Bác Diệp Lang đóng vai anh bảy quá, chút
nữa lên youtube mở lại nghe chơi. Sau đó, tôi thuê xe máy chạy giáp hết cả đảo
luôn, trời chuyển mưa tối đen nhưng tôi cứ mặc kệ. Chạy xe trên đảo đâu có sợ lạc
đâu, ghé vào thăm các thác nước đẹp mê hồn và mấy khu phố du lịch ven sông
Mekong dễ thương lắm luôn. Tối về trả xe xong, ghé vô nhà hàng cập bờ sông mekong
ăn tối và uống chay bia Lào thích gì đâu hà.
Exploring the island on a motorbike |
Sáng hôm sau, đón ghe ngược vô bờ và đón xe đến thăm thác
Khonephapheng. Trên ghe chỉ có tôi với Toni Ly là người Việt Nam thôi, còn lại
là mấy bạn mắt xanh nói chuyện tiếng Anh dễ thương ghê, nhất là mấy bạn nữ đó,
giọng nói nghe là muốn đi theo về nhà luôn hà!
Thác Khonephapheng này được mệnh danh là “Niagara của Châu
Á” đó. Ngọn thác này nối hai bờ sông Mekong giáp hai tỉnh Champasak của Lào và
Stung Tren của Campuchia đó. Tôi xem trên youtube đoạn phim của BBC với tựa đề
là Extreme Fisherman (đường link nè: https://www.youtube.com/watch?v=TheZhjM0Nec
). Xem xong là muốn cuốn gói đi tham quan liền luôn đó. Mấy dây cáp mà người ngư
dân đi trong video vẫn còn hiện hữu ở đó nha các bạn. Tính leo lên thử mà sợ
mình mập quá đứt dây nên thôi đó.
Toni Ly at Khonephapheng waterfall in Laos |
Ở đây chơi, chụp hình suốt ngày và sau đó quá giang xe của
người ta ra khách sạn ở, cách đó 1 km mà nghe thác chảy ầm ầm như bên hông nhà
mình vậy đó. Sáng sớm hôm sau, thức dậy sớm bước ra đường đứng đón xe về Việt
Nam. Tôi chẳng thèm đặt xe trước luôn, cứ thấy xe nào nhắm hướng Việt Nam chạy
là ngoắc vô liền. Về tới nhà cũng vừa chiều tối đó. Tổng cộng đi hết khoảng 9
ngày đó, thích gì đâu luôn.
A restaurant on the Mekong River in Laos |
Thôi! Quay lại chủ đề chính nè. Nãy giờ đọc có thấy chủ đề
gì nổi cộm không? Thác, Sông Mekong, mưa nè? Biết rồi chứ gì? Nước (water) đó!
Trong tiếng Anh, chữ “waterfall”
dùng để chỉ thác nước đó ngen. Còn “waterproof”
là chống thấm nước, không thấm nước, ví dụ như a waterproof handbag (cái giỏ không thấm nước). Còn nếu mà bạn nghe
ai nói “running water” tức là “nước
mà từ vòi nước hoặc được cung cấp qua đường ống đó”. Ở Israel hay London, mỗi lần
khát nước cứ lấy ca hứng ngay vòi nước rồi uống luôn cũng được, nước được xử lý
rất sạch đó nghe các bạn.
Bạn nào hay đi du lịch mà không biết bơi thì coi đi học bơi
đi nha. Mới học bơi sợ xuống nước bị chìm thì mang cái “waterwings” vào. “Waterwings”
là hai cái phao nhỏ mang vô hai cái tay khi học bơi đó, như vậy nó sẽ giữ bạn
trên mặt nước.
Mấy bạn gái thì hay
mè nheo phải không nè? Mấy bạn này hay khóc lóc để làm cho ai đó xiêu lòng.
Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “turn on
the waterworks” (bắt đầu khóc để làm ai đó cảm động). Ví dụ: “A friend of mine turned on the waterworks
when she was caught cheating in the exam”.
Trong tiếng Anh còn
có nhiều cụm từ hay liên qua đến “water” nữa đó. Các bạn có nghe đến cụm từ “in hot water”chưa nè? Cụm từ này có
nghĩa là trong nước nóng, lúc dầu xôi lửa bỏng. Nếu bạn trong nồi nước nóng thì
cảm giác thật khó chịu phải không nè.
Trong tiếng Anh, cụm từ “in hot water” là một cụm từ rất cổ. Cách đây khoảng năm trăm năm,
người ta đã dùng từ “hot water” để
nói lên là lúc gặp khó khăn, có vấn đề (be
in trouble). Cụm từ này xuất phát từ câu chuyện những người xưa dùng nước
sôi (boiling water) để từ trên cao đổ
xuống những kẻ tấn công xâm chiếm tòa lâu đài hay trường thành.
Ngày nay, người ta không làm thế nữa nhưng chúng ta thì vẫn
còn “get in hot water”, tức là chúng
ta vẫn gặp khó khăn, gặp vấn đề. Tất nhiên, vấn đề đó có cả nghiêm trọng hoặc
không nghiêm trọng lắm. Ví dụ, “If you
lose your passport while traveling abroad, you are really in hot water” (nếu
bạn đi du lịch sang nước khác mà bị mất passport thì các bạn đang thật sự gặp rắc rối to đó) hoặc nếu bạn chơi đá bóng
trong phòng khách và vô tình làm rơi vỡ bình hoa mà mẹ bạn yêu thích nhất thì bạn
đang “in hot water” đó.
Ngoài ra trong tiếng Anh cũng có cụm từ “being in deep water” để diễn tả hoàn cảnh
cũng giống như “in hot water” vậy. Nếu
bạn bị “in deep water”, tức là bạn
đang gặp khó khăn, khổ sở (in difficulty). Các bạn thử tưởng tượng ai đó đang
bơi chổ nước sâu (deep water) mà hụt
hơi thì họ khổ sở như thế nào phải không nè. Nếu ai đó đang “in deep water”, tức là họ đang đối mặt
với một vấn đề nào đó mà họ không thể giải quyết được vì vấn đề đó “too deep” để họ giải quyết. Ví dụ: “The director was in deep water after it was
learned that he tried to bribe the police officer” (Tay giám đốc đó gặp rắc
rối lớn khi bị phát hiện đã cố gắng hối lộ viên cảnh sát).
“To keep your head
above water” là một cụm từ khá hoa mĩ để nói lên việc các bạn đã trả hết nợ
rồi. Một doanh nghiệp có thể “keep their
heads above water”, tức là doanh nghiệp đó vẫn có thể tồn tại trong khoảng
thời gian khốn khó về măt tài chinh.
Ngoài ra, còn có một thành ngữ khác trong tiếng Anh là “water over the dam”. Thành ngữ này đồng
nghĩa với thành ngữ “water under the
bridge” (nước trôi qua cầu). Một khi mà nước đã tràn bờ hoặc trôi qua cầu rồi
thì không thể quay lại được nữa. Ý nghĩa của nó dùng để nói lên những việc gì của
quá khứ đã diễn ra thì không thể thay đổi, kiểu như “Let bygones be bygones” (Việc gì xảy ra rồi thì để nó ngủ yên đi).
Ví dụ như nếu người bạn của chúng ta cứ day dứt về một lỗi lầm nào đó thì mình
có thể nói với anh ta “Forget it. It was
water over the dam”.
Trong tiếng Anh, còn có một cụm từ khác “throw cold water” (dội gáo nước lạnh)
Nếu chúng ta đưa ra ý kiến hoặc đề nghị (ideas or proposals)
mà bị người khác ‘throw cold water”
tức là họ không thích hoặc không muốn xem xét đến. Ví dụ như các bạn muốn mua một
Ipad mới để sử dụng mà ba mẹ các bạn “throw
cold water on the idea” vì nó quá đắt đỏ thì cảm giác thiệt là thất vọng phải
không nè.
Thôi. Chuẩn bị vác ba lô lên và đi đi chứ? Ở nhà hoài với …..(với
ai làm sao tôi biết được) thì biết ngày nào khôn?
Xem lại các cụm từ liên quan nha các bạn:
-
Waterfall
-
Waterproof
-
Running
water
-
Waterwings
-
Be in hot
water
-
Be in
deep water
-
To keep
your head above water
-
Like
water over the dam
-
Like
water under the bridge
-
Throw
cold water
No comments:
Post a Comment