Sunday, 23 July 2017

Học tiếng Anh như thế nào?


Hôm nay, chúng ta thay đổi khẩu vị một chút nhé các bạn. Nếu tôi viết tiếp các câu chuyện xoay quanh cách dùng từ, cụm từ trong tiếng Anh chắc các bạn sẽ ngán đọc lắm phải không? Các từ, cụm từ mà tôi viết trong các câu chuyện đó chỉ bổ sung hoặc làm cho khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn tự nhiên và chính xác hơn cũng như giúp các bạn học từ vựng, cụm từ tiếng Anh không bị nhàm chán giống như khi các bạn học trong sách vở ở trong trường, chứ không thể giúp các bạn phát triển kỹ năng lên được phải không nè?. Do đó, các bạn cần phải luyện tập nhiều hơn nữa thì mới hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình được.
Source: On the internet

Trong tiếng Anh, chúng ta có 4 kỹ năng: Listening, Speaking, Reading và Writing. Để hoàn thiện các kỹ năng đó, các bạn cần phải luyện tập rất nhiều cho phần phát âm, ngữ điệu, khả năng tư duy, khả năng bắt chước nữa đó. Để làm được những điều này, các bạn phải bỏ ra nhiều thời gian và phải có sự kiên nhẫn thì mới thành công.
Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn được dạy về các thì tiếng Anh cơ bản, các mẫu câu, cách viết câu, viết đoạn, viết thư, email và viết luận bằng tiếng Anh vân vân và vân vân.  Hoặc, các bạn học từ vựng bằng các từ riêng lẻ, tập phát âm, tập ngữ điệu. Và tiếp theo là tập làm các bài đọc, bài nghe chứ ít khi nào các bạn được rèn khả năng tư duy và liên tưởng trong tiếng Anh phải không nè?
Hôm nay tôi chia sẻ một ít kinh nghiệm để các bạn tập làm thử coi có mau tiến bộ hơn không nhé.
1.       Rèn khả năng tư duy, liên tưởng
Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn phải biết tư duy, biết liên tưởng đến nhiều tình huống khác nhau thì khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn mới mau tiến bộ.
Ví dụ như bình thường, các bạn học về chủ đề về gia đình (family). Có thể các bạn sẽ học các từ vựng như: father, mother, sister, brother, cousin, aunt, uncle, family ect. Nếu các bạn không tư duy và liên tưởng đến các tình huống thì các từ vựng này vẫn chỉ là những từ riêng lẻ và các bạn không thể phát triển được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, các bạn nên liên tưởng đến những tình huống có thể để đặt thành câu từ những từ vựng riêng lẻ này nhé.
Chẳng hạn như thay vì chỉ biết đến cách giới thiệu về gia đình đơn giản như:

This is my father. (Đây là cha của tôi) Nếu các bạn thay thế từ “Father” bằng các từ khác như “mother”, “brother”, “sister”.. thì các bạn sẽ có rất nhiều câu:

This is my father / mother / sister / brother / aunt / cousin / uncle.

Như vậy cũng tốt rồi phải không? Nào cùng liên tưởng thêm chút nhé. Nếu nói về gia đình thì phải cố gắng nói thêm: nghề nghiệp, tên tuổi, hình dáng, sở thích, tính cách… khi đó các bạn sẽ có thể nói được rất nhiều rồi đó.

Chẳng hạn: This is my father. He’s 45 years old and he’s a doctor in a local hospital. He’s tall and sporty. His hobbies are playing the guitar and doing yoga. He’s a calm, caring and open-minded person. I think he’s a typical father in modern Vietnam.

Sau đó các bạn tập thay thế các thông tin của cha “father” bằng các thông tin về “mother”, “Brother” … thì cuối cùng các bạn sẽ có được ít nhất là 10 đoạn như thế để nói về gia đình mình phải không nè.

Hoặc khi các bạn học được các từ vựng như: family / home / house / happy / unhappy / large / .... các bạn phải tìm cách gắn kết các từ đó lại với nhau để tạo thành cụm từ (chunk / phrase), sau đó tập đặt câu với cụm từ đó, sau đó nữa là nói hoặc viết thành một đoạn.

Ví dụ:
Cụm từ (chunk / phrases):  a happy family / an unhappy family / a large family / a happy large family, …

Câu (sentence): My brother has a happy family. Hoặc My grandparents had a happy large family…..

Đoạn (paragraph): I think we are having a very happy family right now. Our parents are really caring and open-minded. They encourage us to follow our dreams and always support us to achieve our goals in life. My brother and I get along very well and feel rather comfortable playing games together. The whole family like watching television on weekends and cooking our favourite dishes in the kitchen.

Đấy, sau khi liên tưởng được như vậy thì các bạn bắt đầu tập nói. Chỉ cần rèn luyện vài ba lần các bạn sẽ nhớ những cụm từ về chủ đề gia đình rất lâu.

2.       Khả năng bắt chước

Để làm được điều này thì cũng không khó lắm đâu. Các bạn chỉ cần dành một ít thời gian mỗi ngày tập nghe và tập phát âm lại cho đúng cách. Các bạn phải tập đọc to, rõ ràng nhé chứ không được đọc thầm, đọc bằng mắt là thất bại đấy. Lúc đầu hơi khó khăn nhưng sau khi đã biết cách phát âm rồi thì sẽ rất dễ dàng. Lưu ý là phải rèn luôn cả ngữ điệu (intonation) nhé. Như vậy, khi mình nói mới nghe trầm, bổng chứ nếu không giọng nói tiếng Anh của chúng ta cứ ngang ngang hoặc nói không rõ ràng thì uổng lắm.

Các bạn biết không, lúc Elmer mới đi tập nói tiếng Anh với du khách người nước ngoài khi còn học phổ thông đấy. Có một bạn cũng thích lắm xin đi theo Elmer để tập nói tiếng Anh. Hôm nọ, có một cặp du khách nhìn cũng rất thân thiện nên người bạn đi cùng Elmer xung phong tiến lại nói chuyện với họ. Anh bạn của Elmer mở miệng hỏi “Where are you from?” nhưng hai bạn du khách kia không nghe rõ liền hỏi lại “What?Sorry, can you repeat the question?”. Bạn của Elmer lại nói lại 2, 3 lần câu “Where are you from?” mà hai người kia cũng không hiểu? Cuối cùng anh bạn của tôi chỉ nói có một từ ngắn gọn thôi “From?”. Nhưng các bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó không? Do bạn của Elmer phát âm không rõ, cứ như ngậm khoai lang mà nói chuyện vậy nên không biết thế nào chữ “from” mà hai người du khách kia nghe thành chữ “gum” trong từ “chewing gum” (kẹo singum) mình hay ăn đấy. Thế là hai bạn người nước ngoài cười “Ah” lên một tiếng rõ to rồi lấy trong túi ra hai thanh “chewing gum” phát cho Elmer và bạn mỗi người một thanh “chewing gum”.

3.       Học thuộc lòng

Chúng ta hay phê phán học thuộc lòng (learn by heart hoặc memorise) là không tốt chứ riêng Elmer thì học tiếng Anh mà bạn nào học thuộc lòng được các đoạn hội thoại thì rất tuyệt vời. Vì khi các bạn học thuộc lòng các đoạn hội thoại, các bạn sẽ nhớ các câu nói trong đoạn hội thoại đó rất lâu và khi gặp đúng tình huống, các bạn chỉ cần lập lại những câu nói đó thôi, không phải suy nghĩ nữa phải không nè.

Lúc còn học giáo trình American Streamline, Elmer cứ ôm 4 (bốn) quyển sách và học thuộc lòng hết các đoạn hội thoại trong đó. Đến khi vào lớp làm bài nghe, Elmer khỏi cần nghe cũng có thể làm bài được vì đã thuộc lòng hết rồi đó. Đến khi, thầy cô gọi lên luyện tập đoạn hội thoại, Elmer cũng đâu cần dùng sách.

Đây là đoạn hội thoại ngắn trong quyển American English File 1 nè. Đâu các bạn thử học thuộc lòng coi có được không nè? Học từ những bài hội thoại ngắn, tập các ngữ điệu, cách phát âm trước rồi sau đó tăng dần lên cho các đoạn dài hơn nhé các bạn.

(Conversation 3.19 – American English File 1)

Allie: Thanks, Mark
Mark: You’re welcome. Look, there’s a free table over there.
Mark: Here you are. Oh, I’m really sorry!
Allie: Don’t worry. It’s always the same. When I wear white, something like this always happens.
Mark: Look, first I’ll get you another coffee, then we can go shopping.
Allie: Shopping?
Mark: Yeah, I want to buy you a new shirt. You can’t go to a meeting like that.
Allie: But we don’t have time – the next meeting ‘s at 12:30.
Mark: We have time. It’s only 11:00.
Allie: Are you sure?
Mark; Yes. Sit down and relax. Let’s have coffee and then go.
Allie: Well, OK.

Chúc các bạn rèn luyện thành công.

1 comment:

  1. Hay quá. Cảm ơn bạn nhé. Rất mong đọc thêm các bài viết tiếp theo! Thanks again.

    ReplyDelete