Sunday, 30 July 2017

Hôn nhân là thế đó

It doesn't matter how often a married man changes his job, he still ends up with the same boss.
(Cho dù người đàn ông đã lập gia đình có thay đổi nghề nghiệp bao nhiêu lần đi nữa thì cuối cùng anh ta cũng chỉ có một ông chủ thôi) (Boss ở đây nghĩa bóng là vợ đó) 

Married life is full of excitement and frustration: In the first year of marriage, the man speaks and the woman listens. In the second year, the woman speaks and the man listens. In the third year, they both speak and the NEIGHBOR listens.
(Đời sống hôn nhân luôn tràn đầy niềm vui và phiền toái: Năm đầu tiên mới kết hôn thì chồng nói vợ nghe. Sang năm thứ 2 thì vợ nói chồng nghe. Sang năm thứ 3 thì cả hai người nói, hàng xóm nghe)

Nguồn Internet
A happy marriage is a matter of giving and taking; the husband gives and the wife takes.
(Hôn nhân hạnh phúc thì phải biết cho và nhận. Trong đó, chồng thì cho còn vợ thì nhận) 

After marriage, husband and wife become two sides of a coin. They can't face each other, but still they stay together.
(Sau hôn nhân, chồng và vợ trở thành hai mặt của đồng tiền. Họ không thể nhìn mặt nhau nhưng vẫn phải ở cùng nhau).

Marriage is like a workshop in which the husband works and the wife shops.
(Hôn nhân cũng giống như một “workshop” vậy đó. Khi đó chồng thì “Work” còn vợ thì “shop”)

Before marriage, a man yearns for the woman he loves. After the marriage the "Y" becomes silent.
(Trước khi kết hôn, người đàn ông “yearn for the woman he loves” (mong mỏi, khát khao) người phụ nữ mà anh ta yêu thương. Sau hôn nhân, chữ cái “y” trong từ “yearn” chỉ còn là âm câm. ("Yearn for the woman he loves" biến thành "earn for the woman he loves")

Son: How much does it cost to get married, Dad?
Father: I don't know son, I'm still paying for it.
(Con trai hỏi: Bố ơi, cưới vợ mất bao nhiêu tiền hả bố?
  Bố trả lời: Bố không biết con ạ vì bố vẫn còn đang tiếp tục trả nợ đây con).

Son: Is it true Dad? I heard that in ancient China, a man doesn't know his wife until he marries her.
Father: That's true everywhere, son, EVERYWHERE

(Con trai hỏi: Con nghe nói ngày xưa ở Trung quốc, người đàn ông không biết gì về vợ mình cho đến khi cưới cô ấy, có đúng không bố?
Bố trả lời: Điều đó ở đâu cũng đúng con ạ. Ở đâu cũng vậy thôi con!)

Sưu tầm và dịch xong mấy câu này nghe trong lòng khoan khoái, sẵn chí kêu vọng xuống dưới nhà “Mẹ sấp nhỏ đâu rồi, ra tôi hỏi chuyện này coi?”. Chị nhà đang lui cui xắt hành, xắt sả dưới bếp, nghe tiếng chồng kêu nên sẵn xách con dao đi lên bực mình hỏi lại “Đang lu bu muốn chết! Kêu cái gì?”. Nghe đến thế, anh chồng liền đổi giọng nhẹ nhàng, “Hôm qua đi chợ về, mình để đôi giày ở đâu để anh đem đi giặt cho”.  

(sưu tầm + chế thêm) 

Saturday, 29 July 2017

Words and their stories 5. Bridge

Chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh chữ “bridge” trong tiếng Anh nhé.

 Các bạn biết không, tất cả các sinh viên quốc tế trước khi chính thức bắt đầu vào học đều được khuyến khích tham gia “Orientation Week” (tuần định hướng) và tôi cũng không ngoại lệ. Tuần gọi là “orienation week” này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì những sinh viên quốc tế sẽ được làm quen với môi trường mới, được giới thiệu các phòng, ban khác nhau trong trường, cách học tập, cách sử dụng thư viện, cách mở tài khoản ngân hàng, cách tìm việc làm thêm, nơi cần đến nếu gặp vấn đề gì đó, gặp gỡ giao lưu với tất cả các sinh viên quốc tế khác và nhiều vấn đề liên quan đến học tập, cuộc sống, giải trí và về đất nước Anh.
London Tower Bridge (Nguồn Internet)
 Chính tuần định hướng này làm cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách giữa người học với môi trường học mới. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “bridge the gap” (kết nối, thu hẹp khoảng cách). Cụm từ này ngoài ý nghĩa là gắn kết, thu hẹp khoản cách (across a space) thì còn có nghĩa bóng là làm hoặc tạo cái gì đó một cách tạm thời, không lâu dài. Ví dụ, “We can bridge the gap with a few temporary employees.” 

Lúc mới sang London để đi học và do tôi là sinh viên quốc tế duy nhất trong lớp đạt học bổng nên việc phải đạt kết quả học tập tốt để duy trì học bổng và để lại hình ảnh tốt về người sinh viên Việt Nam chăm chỉ cũng gây cho tôi nhiều áp lực. Ngoài ra, cách học, cách kiểm tra và thi cử khác với Việt Nam cũng làm tôi bối rối trong giai đoạn đầu. Hầu như tôi dành hết tất cả thời gian có thể để học, đọc sách trong thư viện, chuẩn bị nội dung thảo luận trên lớp và làm các bài tập kết thúc học phần. Trong đầu tôi lúc nào cũng nghĩ về những “deadlines” (hạn nộp bài), các bài kiểm tra và thậm chí cả đề tài luận văn tốt nghiệp.

Khi thấy tôi luôn căng thẳng và lo lắng cho việc học của mình, các bạn trong lớp của tôi mới nói “Oh it’s over a year away. Don’t cross that bridge until you come to it” (Trời ơi, còn cả năm nữa mà! Chuyện gì tới rồi sẽ tới thôi. Lo làm chi?”. Cụm từ “Don’t cross that bridge until you come to it” (chuyện gì đến rồi sẽ đến, hơi đâu là lo xa) được dùng để nói rằng chúng ta không cần thiết phải quá lo lắng về những mối bận tâm, vấn đề hay khó khăn nào đó vì chưa chắc chúng sẽ xảy ra trong tương lai. Và cụm từ này thì trái nghĩa với “Cross the bridge when you come to it”(khi chuyện gì tới thì cứ giải quyết thôi). 

Các bạn biết không, khi nhắc đến London thì người ta không thể không nói đến dòng sông Thames êm đềm, uốn lượn chảy qua thành phố. Dòng sông này có tổng chiều dài là 346 km, là dòng sông dài nhất nước Anh (England) và dài thứ hai sau sông Severn ở Vương quốc Anh (The UK). Tôi sẽ quay lại kể về dòng sông này trong bài viết khác vì chủ đề hôm nay nói về chủ đề “bridge”. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “cross this bridge later” để chỉ việc sẽ quay lại chủ đề, vấn đề nào đó sau vì bây giờ mình còn đang làm những việc khác đáng chú ý hơn.

Cầu bộ hành Millenium, tòa nhà mái vòm là Thánh Đường St. Paul
Tổng cộng có khoảng 212 cây cầu (bridge) bắc qua dòng sông này và riêng đoạn chảy qua London có khoảng 33 cây cầu. Mỗi cây cầu bắc qua dòng sông Thames là một hình dáng, cấu trúc màu sắc khác nhau, ấn tượng nhất là London Tower Bridge. Được xây dựng vào năm 1894, London Tower Bridge là cây cầu mang tính biểu tượng của London. Với chiều dài là 244 mét, bắt ngang dòng sông Thames cực kỳ thơ mộng. Hai nhịp chính giữa cây cầu này có thể được kéo lên cao để cho những tàu, thuyền lớn đi qua. Tôi đã đến thăm cây cầu này ngay vào ngày thứ 2 khi tôi đặt chân đến London cùng với những sinh viên quốc tế khác mà tôi vừa làm quen tại Marylebone Campus của trường Đại học Westminster, đối diện với Bảo tàng sáp London Madame Tussauds và cách đó không xa là bảo tàng thám tử Sherlock Homes.

Để xây dựng những cây cầu bắc qua sông Thames đẹp như hiện nay, rõ ràng những kiến trúc sư phải là những người cực kỳ sáng tạo và có một bộ óc thẩm mỹ tuyệt vời. Trong tiếng Anh, chúng ta có cụm từ “build bridges” (xây cầy, bắt cầu, làm cầu nối). Ngoài ý nghĩa là xây dựng những cây cầu, cụm từ này còn được dùng để chỉ việc giúp gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta thường hay nói, người phiên dịch là người làm việc “build bridges” (nhịp cầu ngôn ngữ) để giúp cho các bên hiểu nhau. 

Trong quá trình học ở đó, tôi cũng đã có lần tranh cãi dữ dội với một bạn sinh viên người Trung quốc về vấn đề biển Đông. Số là trong một lần, cả nhóm khoảng 7,8 bạn đủ loại quốc tịch trong lớp rủ nhau đi ăn, đang ngồi ăn uống, nói chuyện vui vẻ thì bạn người Trung Quốc nói về việc Việt Nam lấn chiếm biển Đông của Trung Quốc. Tôi nổi nóng lớn tiếng cự lại và được các bạn khác khuyên bỏ qua. Tôi nói với bạn Trung Quốc đó rằng bạn đó nên về học lại lịch sử và từ đó không thèm nói chuyện với bạn đó nữa dù gặp nhau hàng ngày. 

Rõ ràng trong hoàn cảnh đó, bạn người Trung quốc không nên nói về vấn đề chính trị nhạy cảm, nhưng bạn đã đi quá giới hạn chịu đựng của tôi nên tôi không thèm nói chuyện với bạn đó nữa. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “A bridge too far”(hành động đi quá giới hạn, khả năng dẫn đến có thể gây thất bại hoặc hậu quả lớn). Ví dụ như “Teasing caged animals such as tigers or lions in zoos is a bridge too far becaue it may lead to fatal results” (Chọc ghẹo những con vật nuôi nhốt như cọp hay sư tử trong các sở thú là hành động đi quá giới hạn vì nó có thể gây hậu quả chết người).

Cụm từ “be water under the bridge” được dùng để nói đến một vấn đề hoặc một tình huống nào đó không vui đã xảy ra trong quá khứ và không thể thay đổi được. Cụm này cũng giống như cụm từ “be like water over the dam” hoặc “let bygones by bygones” vậy đó. Ví dụ, “my classmates certainly had several disagreements during the last year, but that’s all like water under the bridge” (Tôi và các bạn trong lớp có những bất đồng trong năm học qua, nhưng mọi việc cũng đã qua rồi).
Trên cầu Westminster, phía sau là London Eye
Dù vài tháng sau đó trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, người bạn Trung Quốc đó cũng đôi lần lân la đến nói chuyện với tôi khi tôi đang thảo luận với các bạn khác, nhưng nổi bực bội của tôi khi nhớ đến việc bạn đó ngang nhiên nói Việt Nam xâm chiếm biển Đông làm tôi không thể nào mở lòng để tiếp tục nói chuyện với bạn. Chính bạn đó đã “burn her bridge in front of her” trước nên tôi không cho bạn đó cơ hội nào để nói chuyện với tôi nữa. Trong tiếng Anh, cụm từ “burn one’s bridges in front of (one)” (chặn cơ hội hoặc đường tiến tới của ai đó). Ví dụ, I made a mistake at work again. I always seem to burn my bridges in front of me. (Tôi lại mắc lỗi nữa rồi. Dường như tôi luôn làm mất cơ hội tiến lên của mình).

Ngoài ra, trong tiếng Anh, chúng ta cũng có cụm từ “burn your boats”. Cụm từ này cũng giống như cụm “burn your bridge” (qua cầu rút ván, không còn đường lùi). Cụm từ này xuất phát từ việc xưa kia, khi xua quân đi xâm chiếm các đảo khác hoặc kinh thành khác thì các tướng lãnh quân đội ra lệnh binh sĩ phải đốt hết ghe, tàu để họ chỉ còn một cách duy nhất là tấn công chiến thắng chứ không được thất bại vì ghe, tàu bị đốt hết rồi thì không có đường lùi. 

Cụm này được dùng để nói lên việc chúng ta làm một việc gì đó để rồi sau đó không thể thay đổi kế hoạch để quay lại như lúc ban đầu nữa. Ví dụ như “she actually burned her boat with her former employer by publicly criticizing their service” (Cô ta đã thật sự không thể quay lại làm cho chủ cũ được nữa khi công khai chỉ trích chất lượng dịch vụ của họ).  

Bài cũng dài rồi phải không các bạn, chúng ta xem lại những cụm từ liên quan nhé.

- bridge the gap
- Don’t cross that bridge until you come to it
- Cross the bridge when you come to it
- cross this bridge later
- build bridges
- A bridge too far
- Be water under that bridge.
- burn her bridge in front of her
- burn the boats
- burn the bridge

Các mẫu câu so sánh trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, ngoài việc sử dụng “_er” hoặc “more + tính từ/trạng từ” để đặt các câu so sánh với tính từ và trạng từ. Ví dụ: 
 -  An new ipad is more expensive than an e-reader. 
He walks more quickly than his older brother.
(Nguồn Internet)
       Chúng ta còn dùng một số mẫu câu khác để so sánh khi nói về số lượng.
Ví dụ:
  1.  As much/many + danh từ + as: để chỉ số lượng bằng nhau. (St. James School has as many girls as boys) (Trường St. James có số lượng nam và nữ học sinh bằng nhau)
  2.    Not as much/many + danh từ + as: (để chỉ số lượng ít hơn). (St. James School doesn’t have as many girls as Rock School). (Trường St. James không có nhiều học sinh nữ bằng trường Rock)
   3.    More  + danh từ (A) + than + danh từ (B) (để chỉ có nhiều (A) hơn (B). (St. James School has more boys than girls)
  4.   Less/fewer + danh từ (A) + than + danh từ (B) (để chỉ có ít (A) hơn (B). (St. James school has fewer boys than girls).
Lưu ý: - Sau từ “much” và “less” các bạn dùng danh từ không đếm được (uncountable nouns). Ví dụ: Water, rice, money ect.
-          Sau “fewer”, các bạn sử dụng danh từ đếm được (countable nouns)
Bài tập áp dụng: Các bạn hãy sử dụng các mẫu câu trên để viết các câu so sánh cho các trường hợp sau.



1.       Roys School had ______________________ (girls/boys) in 2008.
2.       Bear School had ______________________ (boys/girls)
3.       Roys School had ______________________ (boys/girls)
4.       Bear School had ______________________ (students) Roys School
5.       Roys School had ______________________ (students) Perc School.
(Nguồn: Getting ready for IELTS Writing)

Friday, 28 July 2017

Hãy đọc tiếng Anh!

Học tiếng Anh là một quá trình rất lâu dài và đòi hỏi người học phải thật sự nghiêm túc và đam mê mới phát triển tốt các kỹ năng. Chúng ta không có môi trường tiếng Anh tốt như các nước Philippines hoặc Singapore nên người học ngoại ngữ như chúng ta phải tìm mọi cách có thể để hòa mình vào môi trường tiếng Anh. Chẳng hạn như chúng ta có thể tải (download) các ứng dụng học tiếng Anh trên smartphones hoặc  xem các video tiếng anh trên youtube để rèn kỹ năng nghe và tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ tiếng Anh để có nhiều cơ hội rèn luyện càng nhiều càng tốt.

Đọc "Nhật Ký Đặng Thùy Trâm" bằng tiếng Anh ngay giữa London.
Ngoài ra, việc thường xuyên đọc các tài liệu, các bản tin hoặc đọc sách bằng tiếng Anh cũng rất có tác dụng trong nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình một cách nhanh chóng. Thay vì đọc truyện tranh hay các trang web bằng tiếng Việt, các bạn nên chuyển sang tập đọc các bản tin bằng tiếng Anh trên các trang web chẳng hạn như Thanhniennews, Tuoitrenews, Vietnamnetnews hoặc Vietnam Economic Times. Nếu các bạn thích các bản tin về các sự kiện trên thế giới thì có thể đọc trên trang The New York Times, The Guardian, hoặc những bản tin ngắn trên Huffingpost.

Các bạn nên chọn một chuyên mục nào mà các bạn yêu thích và đọc tất cả các tin, bài về lĩnh vực đó càng tốt. Ví dụ, nếu bạn thích thời trang thì có thể đọc các bài về chủ đề fashion, ghi chú tất cả những từ, cụm từ về chủ đề này. Tương tự, nếu các bạn thích chủ đề về môi trường thì hãy đọc chuyên về chủ đề này. Như vậy, các bạn sẽ có kiến thức và vốn từ rất sâu về lĩnh vực đó. 

Trong quá trình học tiếng Anh nếu các bạn đọc càng nhiều lĩnh vưc thì càng tốt, nhưng nếu để nuôi đưỡng đam mê, các bạn nên tập trung vào một chủ đề trước rồi mới lấn sân sang các chủ đề khác. Các bạn có biết không, trong lĩnh vực biên, phiên dịch, nếu các bạn có kiến thức và vốn từ sâu rộng về một lĩnh vực nào đó thì các bạn sẽ rất có giá đó nhé và sẽ thường xuyên có dự án chuyên về lĩnh vực đó để làm đấy. Bởi vì khi đó các bạn giống như một chuyên gia trong lĩnh vực đó, tốt hơn rất nhiều so với một người cái gì cũng biết mà chỉ biết sơ sơ, hời hợt.

Các bạn hãy làm theo những lời khuyên sau nhé:

-          - Chọn một trang web tiếng Anh yêu thích và đọc ít nhất 2 bản tin mỗi ngày. Nhớ ghi chú lại từ, cụm từ hay.
-          - Lưu vài quyển sách tiếng Anh vào smartphones, hoặc máy tính bảng để đọc trực tiếp trên máy.
-          - Hãy tập thói quen đọc sách khi rãnh hoặc lúc lên xe buýt hay chờ tàu xe.
-          - Trong lúc ngồi chờ họp hành hay hội nghị, lấy sách ra đọc chứ đừng bàn chuyện phiếm hay nói xấu người khác.
-          - Khi ra ngoài, luôn mang theo một quyển sách để đọc và cây bút chì để gạch chân những cụm từ hay.
-          - Trước khi ngủ, đọc khoảng một hoặc hai trang sách tiếng Anh.
-          - Đi café sách để vừa uống café, vừa đọc sách thay vì đi quán café bình thường rất ồn ào và hít khói thuốc của người khác.
-          - Đọc blog của Elmer mỗi ngày để cập nhật những lời khuyên học tiếng Anh.

Thursday, 27 July 2017

Lời nói đùa về giáo viên và học sinh

Các bạn ơi, thay đổi không khí chút nha. Đọc vài lời nói đùa chút cho thư giản để học tốt nhé.
Có hai trường hợp xảy ra khi đọc những câu nói đùa sau đây:
1. Đọc xong rồi mĩm cười một mình.
2. Đọc xong mà chẳng thấy mắc cười gì hết. --> Đọc lại nha, tại chưa hiểu hết ý nên không mắc cười đó!

Nếu đã đọc lại mà vẫn không hiểu thì ghi vào comment đoạn nào không hiểu để các bạn khác dịch giúp nhé. Kê, học thầy không tày học bạn nhé!
1.
Student: Teacher!
Teacher: Yes?
Student: Would you punish me for something I didn’t do?
Teacher: Of course not!
Student: I didn’t do my homework.
2.
Teacher: Tomorrow there will be a lecture on Pluto and Neptune. Everyone must attend it.
Student: Sorry, my mom wouldn’t let me go so far.
3.
Teacher: Where is your homework?
Student: I lost it fighting this kid who said you weren’t the best teacher in school.

Teacher asked a student: What is the full form of Maths?
Student: I think it it “Mentally Affected Teachers Harassing Students”.
4.
Teacher asked a student: Why are you sleeping in the class?
Student: Your voice is so sweet. That’s why I’m getting sleep.
Teacher: Then why other people are not sleeping?
Student: They aren’t listening to you maam.
5.
Son: I think we need a new teacher.
Mom: Why is that?
Son: Our teacher doesn’t know anything! She keeps asking us for the answers.
(Nguồn: On the internet)


Wednesday, 26 July 2017

Câu điều kiện tiếng Anh và tâm lý người

Trong ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta có 3 loại câu điều kiện (conditional sentences).
 Các bạn có nhớ cách sử dụng và công thức của chúng không?
Lúc mới qua London được 3 ngày!
1.       Điều kiện loại 1 (First conditional) dùng để diễn tả điều kiện có thật, có thể diễn ra ở hiện tại nhé.
Công thức: If + S + V (thì hiện tại đơn), S + will (not)/modal verbs + V(nguyên mẫu)
Ví dụ: If we find a taxi, we will get there before the film starts.

2.       Điều kiện loại 2 (Second conditional) dùng để diễn tả điều kiện KHÔNG có thật hoặc TƯỞNG TƯỢNG ra và khả năng xảy ra của điều kiện này là rất thấp nhé.
Công thức: If + S + V (thì QUÁ KHỨ đơn), S + would/could/might (not) + V(nguyên mẫu)
Ví dụ: If I were you, I would teach him a lesson (Nếu tôi mà là bạn nhé, tôi sẽ dạy cho hắn ta một bài học)

3.       Điều kiện loại 3 (Third Conditional) dùng để diễn tả điều kiện KHÔNG có thật, không thể diễn ra trong QUÁ KHỨ nhé.
Công thức: If + S + had + V (ed/C3), S + would/could (not) + have + V(ed/C3)
Ví dụ: If you had come yesterday, the party would have been more exciting. (Nếu tối qua mà bạn đến thì buổi tiệc sẽ vui hơn nữa) (thực tế là bạn không thể đến được).

Tất nhiên, còn một dạng điều kiện khác là kết hợp giữa loại 3 và loại 2 nữa nhé, nhưng ở mức độ phức tạp hơn. Tôi sẽ giới thiệu tiếp trong các bài viết sau. Bây giờ thử tìm hiểu tâm lý con người qua các câu điều kiện loại 1 sau nhé. Các bạn có đồng ý với các câu này không?
1.       If a person laughs too much, even at stupid things, he is lonely deep inside. (Nếu ai đó cười rất nhiều, thậm chí vẫn cười vì những điều ngớ ngẫn thì từ sâu thẩm trong lòng anh ta đang rất cô đơn)
2.       If a person sleeps a lot, he is sad (Nếu ai đó ngủ nhiều tức là anh ta đang buồn)
3.       If a person speaks less, but speaks fast, he keeps secrets (Nếu ai đó nói ít và nhanh tức là anh ta đang cố giữ điều bí mật)
4.       If someone can’t cry, he is weak (Nếu ai đó không thể khóc tức là anh ta yếu đuối)
5.       If someone eats in an abnormal manner, he is tense (Nếu cách ngồi ăn của ai đó không bình thường tức là anh ta đang căng thẳng)
6.       If someone cries on little things, he is innocent and soft-hearted. (Nếu ai đó khóc vì những điều nhỏ nhặt tức là anh ta ngây thơ và dễ mềm lòng.
(Nguồn: Learning English Pictures)

Bài tập áp dụng nhé. Các bạn dùng mẫu câu điều kiện loại 1 để hoàn thành câu sau.

If Elmer puts flowers behind his ears, he ___________________________________.  

Ai viết câu hay nhất, dễ thương nhất sẽ có quà!

Tuesday, 25 July 2017

Words and their stories 4. Water

Tôi nghĩ ngoài việc rèn luyện tiếng Anh ở nhà hoặc trung tâm thì đi du lịch, nhất là đi sang các nước ngoài, sẽ giúp các bạn có môi trường tiếng Anh rất thực tế để sử dụng và cải thiện kỹ năng rất tốt đấy.
Không cần thiết các bạn phải có thật nhiều tiền để đi du lịch nước ngoài đâu! Ví dụ nhé, thủ đô Phnom Penh của anh bạn Campuchia nè, cách chúng ta đâu có bao nhiêu xa đâu. Điện thoại đặt xe Khải Nam hay Kumho với giá trung bình khoảng 200 ngàn đồng thôi hà. Có thấy ai đi nước ngoài mà rẻ như vậy không? Hoặc muốn đi xa hơn chút nữa thì qua Lào, cảnh đẹp tuyệt vời, người dân hiền nhất quả đất luôn.
Để kể nghe nè!
Tôi đi qua Pakse ở tỉnh Champasak, cách chúng ta có khoảng 580 km thôi à, đi đường bộ, xe chở mình từ Sài Gòn, lên hướng tỉnh Bình Phước. Sau đó làm thủ tục nhập cảnh vào Campuchia, xong xuôi xe chạy một mạch xuyên qua Campuchia và khoảng 2,3 giờ chiều gì đó thì tới cửa khẩu biên giới giữa Lào và Campuchia. Lại làm thủ tục ra khỏi Cam và nhập cảnh vào Lào. Xe chạy thêm một mạch nữa là tới trung tâm thị trấn Pakse, tỉnh Champasak ở Nam Lào. Xe chở mình tới khách sạn luôn mà giá vé có khoảng 800 nghìn đồng bao gồm ăn sáng, ăn trưa, phí hải quan ở tổng cộng 4 cửa khẩu luôn đó. Rẻ chưa hè!
At an international checkpoint in Laos
 Tôi ngủ ở thị trấn Pakse một đêm đầu, tối dạo phố cũng đẹp, dễ thương lắm, khách du lịch Tây ba lô thì đông như kiến luôn đó. Sáng hôm sau, đi xe túk-túk lên tham quan mấy Thác nước tuyệt vời luôn, chẳng hạn như Thác Cham-pee, Thác Tad Yueng và Thác Tad Fane về hướng Thái Lan đó, rất gần biên giới Thái Lan. Trên đường đi gặp hai anh bạn người Việt Nam cũng đam mê du lịch nên ráp vô đi chung xe cho tiết kiệm. Sau khi tham quan, chụp ảnh ở hai thác Cham-pee và Tad Yueng xong, tôi đến Thác Tad Fane. Đây là thác cao nhất ở đây đó, cao có 120 mét hà, từ trên nhìn xuống không thấy đáy thác luôn. Muốn xuống đáy thác phải có người dẫn đường chuyên nghiệp leo từ ngọn núi xuống mới đi được. 
Tad Yueng Waterfall
Thác Tad Fane nằm trong khu Tad Fane Resort, giữa rừng ở cao nguyên Bolaven đó. Mấy nhà nghỉ trong khu resort Tad Fane này quay ra thác, giữa rừng rất yên tĩnh và nghe chim kêu, thác chảy suốt ngày đêm. Ban đầu tính ở đây một đêm, hai ngày nhưng do đẹp quá ở liền luôn bốn ngày 3 đêm đó.
Sau đó lội bộ từ trong resort ra đường quốc lộ đi mua sầu riêng ăn mà chưa có chín và cuối cùng đón xe về lại Pak-se chơi. Hôm sau, thuê chiếc xe gắn máy chạy khắp nơi ở Pakse và ra bờ sông Mekong hóng gió cũng vi diệu lắm đó. Kế đó ra chợ mua đồ ăn, mua rau về nấu mì gói ăn vì thèm mì. Mấy chị bán hàng ngoài chợ dễ thương ghê, không biết tiếng Anh và chỉ nói tiếng Lào. Còn Elmer thì nói tiếng Anh mà không biết tiếng Lào. Mua hàng bằng tay vui ghê!
Tad Fane Waterfall, Pakse, Laos
Sau đó, đón xe ngược về hướng Campuchia khoảng 150 km, ghé vào khu Siphandone hay còn gọi là 4000 (bốn ngàn) đảo đó. Các bạn có biết không, vào mùa mưa, bề rộng sông Mekong lên đến 14 km nên khi nước rút có rất nhiều đảo. Người ta thống kê là có tới 4000 luôn đó. Tiếng Lào chữ “Si” là bốn, “phan” là “ngàn” và “done” là đảo và vùng này gọi là Siphandone. Tôi đón ghe đi vào đảo DonDet vì đây là đảo lớn nhất và đẹp nhất, có nhiều chổ vui chơi, khách sạn để nghỉ lại. 
Ready to get to Dondet Island by boat
 Sau khi thuê xong khách sạn, đói bụng quá tạt vào quán ăn của mấy ông Ấn độ gọi món cari với chapati (giống bánh mì vậy đó) và cơm chiên ăn ngon ghê. Mấy ông Ấn độ hiền khô, nói tiếng Anh dễ thương lắm. Nhắc đến đây nhớ tới tuồng cải lương “Tình anh bảy chà” do Bác Diệp Lang đóng vai anh bảy quá, chút nữa lên youtube mở lại nghe chơi. Sau đó, tôi thuê xe máy chạy giáp hết cả đảo luôn, trời chuyển mưa tối đen nhưng tôi cứ mặc kệ. Chạy xe trên đảo đâu có sợ lạc đâu, ghé vào thăm các thác nước đẹp mê hồn và mấy khu phố du lịch ven sông Mekong dễ thương lắm luôn. Tối về trả xe xong, ghé vô nhà hàng cập bờ sông mekong ăn tối và uống chay bia Lào thích gì đâu hà.
Exploring the island on a motorbike
 Sáng hôm sau, đón ghe ngược vô bờ và đón xe đến thăm thác Khonephapheng. Trên ghe chỉ có tôi với Toni Ly là người Việt Nam thôi, còn lại là mấy bạn mắt xanh nói chuyện tiếng Anh dễ thương ghê, nhất là mấy bạn nữ đó, giọng nói nghe là muốn đi theo về nhà luôn hà!
Thác Khonephapheng này được mệnh danh là “Niagara của Châu Á” đó. Ngọn thác này nối hai bờ sông Mekong giáp hai tỉnh Champasak của Lào và Stung Tren của Campuchia đó. Tôi xem trên youtube đoạn phim của BBC với tựa đề là Extreme Fisherman (đường link nè: https://www.youtube.com/watch?v=TheZhjM0Nec ). Xem xong là muốn cuốn gói đi tham quan liền luôn đó. Mấy dây cáp mà người ngư dân đi trong video vẫn còn hiện hữu ở đó nha các bạn. Tính leo lên thử mà sợ mình mập quá đứt dây nên thôi đó.
Toni Ly at Khonephapheng waterfall in Laos
 Ở đây chơi, chụp hình suốt ngày và sau đó quá giang xe của người ta ra khách sạn ở, cách đó 1 km mà nghe thác chảy ầm ầm như bên hông nhà mình vậy đó. Sáng sớm hôm sau, thức dậy sớm bước ra đường đứng đón xe về Việt Nam. Tôi chẳng thèm đặt xe trước luôn, cứ thấy xe nào nhắm hướng Việt Nam chạy là ngoắc vô liền. Về tới nhà cũng vừa chiều tối đó. Tổng cộng đi hết khoảng 9 ngày đó, thích gì đâu luôn. 
A restaurant on the Mekong River in Laos
 Thôi! Quay lại chủ đề chính nè. Nãy giờ đọc có thấy chủ đề gì nổi cộm không? Thác, Sông Mekong, mưa nè? Biết rồi chứ gì? Nước (water) đó!
Trong tiếng Anh, chữ “waterfall” dùng để chỉ thác nước đó ngen. Còn “waterproof” là chống thấm nước, không thấm nước, ví dụ như a waterproof handbag (cái giỏ không thấm nước). Còn nếu mà bạn nghe ai nói “running water” tức là “nước mà từ vòi nước hoặc được cung cấp qua đường ống đó”. Ở Israel hay London, mỗi lần khát nước cứ lấy ca hứng ngay vòi nước rồi uống luôn cũng được, nước được xử lý rất sạch đó nghe các bạn.
Bạn nào hay đi du lịch mà không biết bơi thì coi đi học bơi đi nha. Mới học bơi sợ xuống nước bị chìm thì mang cái “waterwings” vào. “Waterwings” là hai cái phao nhỏ mang vô hai cái tay khi học bơi đó, như vậy nó sẽ giữ bạn trên mặt nước.
Mấy bạn gái thì hay mè nheo phải không nè? Mấy bạn này hay khóc lóc để làm cho ai đó xiêu lòng. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “turn on the waterworks” (bắt đầu khóc để làm ai đó cảm động). Ví dụ: “A friend of mine turned on the waterworks when she was caught cheating in the exam”.
 Trong tiếng Anh còn có nhiều cụm từ hay liên qua đến “water” nữa đó. Các bạn có nghe đến cụm từ “in hot water”chưa nè? Cụm từ này có nghĩa là trong nước nóng, lúc dầu xôi lửa bỏng. Nếu bạn trong nồi nước nóng thì cảm giác thật khó chịu phải không nè.
Trong tiếng Anh, cụm từ “in hot water” là một cụm từ rất cổ. Cách đây khoảng năm trăm năm, người ta đã dùng từ “hot water” để nói lên là lúc gặp khó khăn, có vấn đề (be in trouble). Cụm từ này xuất phát từ câu chuyện những người xưa dùng nước sôi (boiling water) để từ trên cao đổ xuống những kẻ tấn công xâm chiếm tòa lâu đài hay trường thành.
Ngày nay, người ta không làm thế nữa nhưng chúng ta thì vẫn còn “get in hot water”, tức là chúng ta vẫn gặp khó khăn, gặp vấn đề. Tất nhiên, vấn đề đó có cả nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng lắm. Ví dụ, “If you lose your passport while traveling abroad, you are really in hot water” (nếu bạn đi du lịch sang nước khác mà bị mất passport thì các bạn đang thật sự  gặp rắc rối to đó) hoặc nếu bạn chơi đá bóng trong phòng khách và vô tình làm rơi vỡ bình hoa mà mẹ bạn yêu thích nhất thì bạn đang “in hot water” đó.
Ngoài ra trong tiếng Anh cũng có cụm từ “being in deep water” để diễn tả hoàn cảnh cũng giống như “in hot water” vậy. Nếu bạn bị “in deep water”, tức là bạn đang gặp khó khăn, khổ sở (in difficulty). Các bạn thử tưởng tượng ai đó đang bơi chổ nước sâu (deep water) mà hụt hơi thì họ khổ sở như thế nào phải không nè. Nếu ai đó đang “in deep water”, tức là họ đang đối mặt với một vấn đề nào đó mà họ không thể giải quyết được vì vấn đề đó “too deep” để họ giải quyết. Ví dụ: “The director was in deep water after it was learned that he tried to bribe the police officer” (Tay giám đốc đó gặp rắc rối lớn khi bị phát hiện đã cố gắng hối lộ viên cảnh sát).
To keep your head above water” là một cụm từ khá hoa mĩ để nói lên việc các bạn đã trả hết nợ rồi. Một doanh nghiệp có thể “keep their heads above water”, tức là doanh nghiệp đó vẫn có thể tồn tại trong khoảng thời gian khốn khó về măt tài chinh.
Ngoài ra, còn có một thành ngữ khác trong tiếng Anh là “water over the dam”. Thành ngữ này đồng nghĩa với thành ngữ “water under the bridge” (nước trôi qua cầu). Một khi mà nước đã tràn bờ hoặc trôi qua cầu rồi thì không thể quay lại được nữa. Ý nghĩa của nó dùng để nói lên những việc gì của quá khứ đã diễn ra thì không thể thay đổi, kiểu như “Let bygones be bygones” (Việc gì xảy ra rồi thì để nó ngủ yên đi). Ví dụ như nếu người bạn của chúng ta cứ day dứt về một lỗi lầm nào đó thì mình có thể nói với anh ta “Forget it. It was water over the dam”.
Trong tiếng Anh, còn có một cụm từ khác “throw cold water” (dội gáo nước lạnh)
Nếu chúng ta đưa ra ý kiến hoặc đề nghị (ideas or proposals) mà bị người khác ‘throw cold water” tức là họ không thích hoặc không muốn xem xét đến. Ví dụ như các bạn muốn mua một Ipad mới để sử dụng mà ba mẹ các bạn “throw cold water on the idea” vì nó quá đắt đỏ thì cảm giác thiệt là thất vọng phải không nè.
Thôi. Chuẩn bị vác ba lô lên và đi đi chứ? Ở nhà hoài với …..(với ai làm sao tôi biết được) thì biết ngày nào khôn?
Xem lại các cụm từ liên quan nha các bạn:
-          Waterfall
-          Waterproof
-          Running water
-          Waterwings
-          Be in hot water
-          Be in deep water
-          To keep your head above water
-          Like water over the dam
-          Like water under the bridge
-          Throw cold water

Monday, 24 July 2017

Các tên gọi khác nhau của Money trong tiếng Anh


In Temple or Church, it is called OFFERING/DONATION  (Trong nhà thờ, chùa chiền thì gọi là tiền CÚNG DƯỜNG hoặc tiền CÔNG ĐỨC

In school, it’s FEE  (Trong trường học gọi là HỌC PHÍ)
Elmer in Old Jerusalem City, Israel
In marriage, it’s called DOWRY  (Trong kết hôn gọi là CỦA HỒI MÔN)

In divorce, it’s ALIMONY (Khi ly dị thì gọi là TIỀN CẤP DƯỠNG)

When you owe it to someone, it's called, DEBT  (Khi mình nợ ai thì gọi là TIỀN THIẾU NỢ)
 
Tất cả chỉ có nhiêu đây để đi du học ở Israel đó!
When you pay the government, it's TAX (Khi đóng cho nhà nước thì gọi là THUẾ)

In court, it’s FINES (Ra tòa thua kiện thì gọi là TIỀN PHẠT)

Civil servant retirees, it’s PENSION (Về hưu thì gọi là LƯƠNG HƯU)

Boss to workers, it’s SALARY (Sếp trả cho công nhân thì gọi là LƯƠNG)

Master to subordinates, it’s WAGES (Ông chủ trả cho người phụ thuộc, làm thuê thì gọi là TIỀN CÔNG)

When you borrow from the bank, it’s a LOAN (Khi vay ngân hàng thì gọi là KHOẢN VAY NỢ)

 When you offer it after a service, it’s a TIP (Khi tặng ai vì họ đã phục vụ mình thì gọi là TIỀN BOA)

To kidnappers, it’s RANSOM  (Tiền đưa cho mấy tên bắt cóc thì gọi là TIỀN CHUỘC)

 Illegally received in the name of a service, it’s BRIBE (Tiền nhận bất hợp pháp dưới danh nghĩa dịch vụ: TIỀN HỐI LỘ)

Tuy nhiên, còn có một loại tiền mà hàng thế kỷ nay tất cả các nhà ngôn ngữ học vò đầu bứt tai vẫn chưa thể nghĩ ra được từ nào phù hợp nhất để đặt tên cho nó: TIỀN ĐƯA CHO VỢ hàng tháng!

The question is "When a Husband gives it to his Wife " ,WHAT IS IT CALLED ??
(Sưu tầm + chế thêm)

Sunday, 23 July 2017

Học tiếng Anh như thế nào?


Hôm nay, chúng ta thay đổi khẩu vị một chút nhé các bạn. Nếu tôi viết tiếp các câu chuyện xoay quanh cách dùng từ, cụm từ trong tiếng Anh chắc các bạn sẽ ngán đọc lắm phải không? Các từ, cụm từ mà tôi viết trong các câu chuyện đó chỉ bổ sung hoặc làm cho khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn tự nhiên và chính xác hơn cũng như giúp các bạn học từ vựng, cụm từ tiếng Anh không bị nhàm chán giống như khi các bạn học trong sách vở ở trong trường, chứ không thể giúp các bạn phát triển kỹ năng lên được phải không nè?. Do đó, các bạn cần phải luyện tập nhiều hơn nữa thì mới hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Anh của mình được.
Source: On the internet

Trong tiếng Anh, chúng ta có 4 kỹ năng: Listening, Speaking, Reading và Writing. Để hoàn thiện các kỹ năng đó, các bạn cần phải luyện tập rất nhiều cho phần phát âm, ngữ điệu, khả năng tư duy, khả năng bắt chước nữa đó. Để làm được những điều này, các bạn phải bỏ ra nhiều thời gian và phải có sự kiên nhẫn thì mới thành công.
Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn được dạy về các thì tiếng Anh cơ bản, các mẫu câu, cách viết câu, viết đoạn, viết thư, email và viết luận bằng tiếng Anh vân vân và vân vân.  Hoặc, các bạn học từ vựng bằng các từ riêng lẻ, tập phát âm, tập ngữ điệu. Và tiếp theo là tập làm các bài đọc, bài nghe chứ ít khi nào các bạn được rèn khả năng tư duy và liên tưởng trong tiếng Anh phải không nè?
Hôm nay tôi chia sẻ một ít kinh nghiệm để các bạn tập làm thử coi có mau tiến bộ hơn không nhé.
1.       Rèn khả năng tư duy, liên tưởng
Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn phải biết tư duy, biết liên tưởng đến nhiều tình huống khác nhau thì khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn mới mau tiến bộ.
Ví dụ như bình thường, các bạn học về chủ đề về gia đình (family). Có thể các bạn sẽ học các từ vựng như: father, mother, sister, brother, cousin, aunt, uncle, family ect. Nếu các bạn không tư duy và liên tưởng đến các tình huống thì các từ vựng này vẫn chỉ là những từ riêng lẻ và các bạn không thể phát triển được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, các bạn nên liên tưởng đến những tình huống có thể để đặt thành câu từ những từ vựng riêng lẻ này nhé.
Chẳng hạn như thay vì chỉ biết đến cách giới thiệu về gia đình đơn giản như:

This is my father. (Đây là cha của tôi) Nếu các bạn thay thế từ “Father” bằng các từ khác như “mother”, “brother”, “sister”.. thì các bạn sẽ có rất nhiều câu:

This is my father / mother / sister / brother / aunt / cousin / uncle.

Như vậy cũng tốt rồi phải không? Nào cùng liên tưởng thêm chút nhé. Nếu nói về gia đình thì phải cố gắng nói thêm: nghề nghiệp, tên tuổi, hình dáng, sở thích, tính cách… khi đó các bạn sẽ có thể nói được rất nhiều rồi đó.

Chẳng hạn: This is my father. He’s 45 years old and he’s a doctor in a local hospital. He’s tall and sporty. His hobbies are playing the guitar and doing yoga. He’s a calm, caring and open-minded person. I think he’s a typical father in modern Vietnam.

Sau đó các bạn tập thay thế các thông tin của cha “father” bằng các thông tin về “mother”, “Brother” … thì cuối cùng các bạn sẽ có được ít nhất là 10 đoạn như thế để nói về gia đình mình phải không nè.

Hoặc khi các bạn học được các từ vựng như: family / home / house / happy / unhappy / large / .... các bạn phải tìm cách gắn kết các từ đó lại với nhau để tạo thành cụm từ (chunk / phrase), sau đó tập đặt câu với cụm từ đó, sau đó nữa là nói hoặc viết thành một đoạn.

Ví dụ:
Cụm từ (chunk / phrases):  a happy family / an unhappy family / a large family / a happy large family, …

Câu (sentence): My brother has a happy family. Hoặc My grandparents had a happy large family…..

Đoạn (paragraph): I think we are having a very happy family right now. Our parents are really caring and open-minded. They encourage us to follow our dreams and always support us to achieve our goals in life. My brother and I get along very well and feel rather comfortable playing games together. The whole family like watching television on weekends and cooking our favourite dishes in the kitchen.

Đấy, sau khi liên tưởng được như vậy thì các bạn bắt đầu tập nói. Chỉ cần rèn luyện vài ba lần các bạn sẽ nhớ những cụm từ về chủ đề gia đình rất lâu.

2.       Khả năng bắt chước

Để làm được điều này thì cũng không khó lắm đâu. Các bạn chỉ cần dành một ít thời gian mỗi ngày tập nghe và tập phát âm lại cho đúng cách. Các bạn phải tập đọc to, rõ ràng nhé chứ không được đọc thầm, đọc bằng mắt là thất bại đấy. Lúc đầu hơi khó khăn nhưng sau khi đã biết cách phát âm rồi thì sẽ rất dễ dàng. Lưu ý là phải rèn luôn cả ngữ điệu (intonation) nhé. Như vậy, khi mình nói mới nghe trầm, bổng chứ nếu không giọng nói tiếng Anh của chúng ta cứ ngang ngang hoặc nói không rõ ràng thì uổng lắm.

Các bạn biết không, lúc Elmer mới đi tập nói tiếng Anh với du khách người nước ngoài khi còn học phổ thông đấy. Có một bạn cũng thích lắm xin đi theo Elmer để tập nói tiếng Anh. Hôm nọ, có một cặp du khách nhìn cũng rất thân thiện nên người bạn đi cùng Elmer xung phong tiến lại nói chuyện với họ. Anh bạn của Elmer mở miệng hỏi “Where are you from?” nhưng hai bạn du khách kia không nghe rõ liền hỏi lại “What?Sorry, can you repeat the question?”. Bạn của Elmer lại nói lại 2, 3 lần câu “Where are you from?” mà hai người kia cũng không hiểu? Cuối cùng anh bạn của tôi chỉ nói có một từ ngắn gọn thôi “From?”. Nhưng các bạn biết chuyện gì xảy ra sau đó không? Do bạn của Elmer phát âm không rõ, cứ như ngậm khoai lang mà nói chuyện vậy nên không biết thế nào chữ “from” mà hai người du khách kia nghe thành chữ “gum” trong từ “chewing gum” (kẹo singum) mình hay ăn đấy. Thế là hai bạn người nước ngoài cười “Ah” lên một tiếng rõ to rồi lấy trong túi ra hai thanh “chewing gum” phát cho Elmer và bạn mỗi người một thanh “chewing gum”.

3.       Học thuộc lòng

Chúng ta hay phê phán học thuộc lòng (learn by heart hoặc memorise) là không tốt chứ riêng Elmer thì học tiếng Anh mà bạn nào học thuộc lòng được các đoạn hội thoại thì rất tuyệt vời. Vì khi các bạn học thuộc lòng các đoạn hội thoại, các bạn sẽ nhớ các câu nói trong đoạn hội thoại đó rất lâu và khi gặp đúng tình huống, các bạn chỉ cần lập lại những câu nói đó thôi, không phải suy nghĩ nữa phải không nè.

Lúc còn học giáo trình American Streamline, Elmer cứ ôm 4 (bốn) quyển sách và học thuộc lòng hết các đoạn hội thoại trong đó. Đến khi vào lớp làm bài nghe, Elmer khỏi cần nghe cũng có thể làm bài được vì đã thuộc lòng hết rồi đó. Đến khi, thầy cô gọi lên luyện tập đoạn hội thoại, Elmer cũng đâu cần dùng sách.

Đây là đoạn hội thoại ngắn trong quyển American English File 1 nè. Đâu các bạn thử học thuộc lòng coi có được không nè? Học từ những bài hội thoại ngắn, tập các ngữ điệu, cách phát âm trước rồi sau đó tăng dần lên cho các đoạn dài hơn nhé các bạn.

(Conversation 3.19 – American English File 1)

Allie: Thanks, Mark
Mark: You’re welcome. Look, there’s a free table over there.
Mark: Here you are. Oh, I’m really sorry!
Allie: Don’t worry. It’s always the same. When I wear white, something like this always happens.
Mark: Look, first I’ll get you another coffee, then we can go shopping.
Allie: Shopping?
Mark: Yeah, I want to buy you a new shirt. You can’t go to a meeting like that.
Allie: But we don’t have time – the next meeting ‘s at 12:30.
Mark: We have time. It’s only 11:00.
Allie: Are you sure?
Mark; Yes. Sit down and relax. Let’s have coffee and then go.
Allie: Well, OK.

Chúc các bạn rèn luyện thành công.

Saturday, 22 July 2017

Words and their stories 3. Sheep

Xin chào các bạn, chúng ta lại gặp nhau trong chủ đề học tiếng Anh qua các câu chuyện. Ông Benjamin Franklin (1706-1790) là một trong những nhà sáng lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Founding Fathers of the United States of America) đã từng có câu nói rất nổi tiếng “Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn”(Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng việc không chịu học hỏi). Tôi tin rằng tất cả các bạn cũng sẽ có cùng quan điểm này. Việc học tập là việc cả đời (life-long learning) và chúng ta phải luôn nỗ lực hơn nữa (go the extra mile) để tiếp cận tri thức, thay đổi tư duy và thay đổi cuộc sống bản thân mình phải không nè!.

Jack Ma (nhà tỷ phú người Trung Quốc) đã từng nói “English has changed my life” (Tiếng Anh đã thay đổi cuộc đời tôi). Và tôi tin rằng tiếng Anh thật sự đã làm thay đổi cuộc đời của rất nhiều người khác, trong đó có tôi.

Hôm nay tôi tiếp tục chia sẻ với các bạn các câu chuyện xoay quanh con cừu (sheep) và cách sử dụng những cụm từ liên quan đến sheep nhé. Con cừu (sheep) là một con vật hiền lành, có tính cách nhút nhát và hành động theo bầy đàn nên nếu ai đó bị so sánh với từ “sheep” tức là họ bị xem là người nhát gan, không có chủ kiến riêng và hay bị ảnh hưởng bởi người khác.
Ví dụ như:
“I realised that my friends were just sheep. They agreed with everything I said”. (Tôi nhận ra rằng những người bạn của tôi chỉ là con cừu. Họ luôn đồng ý với tất cả những gì tôi nói).

Nếu bạn làm điều gì đó không đúng, chẳng hạn như mang đôi giày khác màu đến trường hoặc mặc áo ngược (the inside out) và bị ai đó phát hiện rồi nhắc bạn thì chắc là các bạn sẽ ngượng ngùng và xấu hổ lắm phải không nè. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể dùng chữ “sheepish” để tả cảm xúc ngượng ngùng, xấu hổ đó.

Khi học tiếng Anh, thường chúng ta chỉ biết từ “sheep” để nói đến con cừu thôi chứ ít khi chúng ta biết rằng con cừu đực thì được gọi là “ram”, con cừu cái thì được gọi là “ewe” và con cừu con thì dùng từ “lamb”. Tất nhiên các bạn vẫn có thể sử dụng những cụm từ như “male/female sheep” để chỉ con cừu đực hay cái nhưng chỉ là chữa cháy thôi.
A sheep in London Hackney City Farm
 Đôi khi người ta cũng dùng từ “lamb” để chỉ tính cách nhẹ nhàng, vô tư hoặc để chỉ những đứa trẻ. Thỉnh thoảng hai bà mẹ ngồi nói chuyện với nhau và các bạn nghe câu “Oh poor thing! My little lamb has been sick all week!”. Chữ “lamb” trong tình huống này không phải nói con cừu con đâu các bạn nhé. Mà ý của người mẹ là than vãn đứa trẻ con của mình bị bệnh cả tuần lễ rồi.

Ngoài ra, chữ “lamb” còn có nghĩa là thịt cừu nữa nhé các bạn. Nhưng nếu các bạn hạn chế ăn thịt thì những con vật đáng thương đó sẽ biết ơn bạn lắm lắm luôn đó. Chúng cũng có cha mẹ, anh em và bạn bè như các bạn phải không nè.

Gần đây, nếu bạn nào có dịp đi Nha Trang ngang qua Bình Thuận, Ninh Thuận thì các bạn sẽ bắt gặp các đàn cừu được chăn thả trên những cánh đồng ven quốc lộ. Thỉnh thoảng các bạn đi du lịch phượt ngang qua đây cũng ghé vào ẳm các con cừu con và chụp hình rồi đang lên facebook nhìn rất là đáng yêu phải không nè. Trong tiếng Anh, có cụm từ “as gentle as a lamb” để chỉ ai đó hiền lành, nhẹ nhàng đáng yêu như con cừu con vậy. Vì con cừu con “lamb” hiền lành đáng yêu nên các bạn mới ôm chúng lên chụp hình thoải mái, chứ nếu chúng như con cọp (tiger) có cho vàng chắc các bạn cũng không dám lại gần phải không nè?

Nhớ lúc còn ở London, vào mùa đông người ta dựng lên khu vui chơi gọi là Winter Wonderlands trong công viên Hyde Park. Đây là một trong những công viên lớn nhất London đó các bạn nhé. Trong khu vui chơi này có rất nhiều trò chơi rất náo nhiệt, làm xua tan đi cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông. Một buổi chiều nọ, tôi đón xe buýt ở Victoria Station đi hướng Seven Sisters, khi xe đi ngang đây thì tôi xuống xe. Thật ra tôi cũng có thể đi bộ đến đây cũng được vì không xa lắm, nhưng có mấy ai can đảm lội bộ ngoài trời vào mùa đông đâu chứ.

Elmer at Winter Wonderland in Hyde Park, London
 Lần đầu tiên tôi được hòa mình vào không khí náo nhiệt của khu vui chơi này. Những quầy bán quà lưu niệm mùa đông, giáng sinh, những quầy bán đồ ăn nhanh, quán bia Đức và rất nhiều trò chơi cảm giác mạnh khác nữa. Tuy nhiên, các bạn có đi học ở xa mới cảm nhận nỗi cô đơn trong những giây phút đó dù các bạn đang ở một nơi vô cùng náo nhiệt. Bất chợt, tôi gặp một đứa trẻ người bản xứ đi chơi với cha mẹ, bẽn lẽn nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh lam trông như một thiên thần. Tôi xin phép ba mẹ bé chụp một bức hình và trông bé đáng yêu làm sao. Trong tiếng Anh, chúng ta có cụm từ “as innocent as a lamb” để chỉ một người nào đó ngây thơ, thánh thiện như một con cừu non.
A little lamb at Winter Wonderland
 Ngoài ra, cũng có một đứa trẻ khác đang ăn kem chocolate, tôi cũng khá ngạc nhiên vì bé ăn kem trong khi trời đang rất lạnh. Nhìn quanh đôi môi bé dính nhiều màu trông bé ngây thơ, hiền lành lắm các bạn ạ. Trong tiếng Anh, nếu ai đó hiền lành, nhu mì và dễ bảo ta cũng có thể dùng cụm từ “As meek as a lamb” đó các bạn nhé.
Another little lamb at Winter Wonderland
 Tôi có được may mắn khi đạt được học bổng toàn phần của trường Đại Học Westminster ở London và sau này là học bổng Mashav của chính phủ Israel để biến những giấc mơ du học của mình thành hiện thực. Tuy nhiên, để đạt được những học bổng danh giá đó, ngoài yếu tố may mắn ra chúng ta phải có sự chuẩn bị hồ sơ rất kỹ càng và sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi học bổng vững vàng các bạn nhé. Mỗi học bổng có một tiêu chí chọn lựa riêng và chỉ chọn người nào tốt nhất, phù hợp nhất cho loại học bổng đó. Trong tiếng Anh ta có cụm từ “to sepearte the sheep from the goats” để nói việc lựa chọn người nào hoặc cái gì có những phẩm chất, chất lượng vượt trội hơn so với đối tượng còn lại. Vậy để đạt được ước mơ du học của mình, ngay từ bây giờ các bạn phải nỗ lực hơn nữa để biến mình thành một con “sheep” khác với những con còn lại nhé.

Biến mình thành con “sheep” khác với các con còn lại không có nghĩa là các bạn dị biệt, cá biệt để bị gán cho từ “black sheep” mà tôi đề cập trong bài nói về hai chữ “Black and White” đâu nhé. Công việc các bạn phải làm từ bây giờ là tập trung học tập kiến thức, nâng cao khả năng ngoại ngữ, phát triển các kỹ năng mềm và gia tăng các hoạt động cộng đồng. Đến một lúc nào đó nộp hồ sơ xin học bổng, với những thành tích các bạn đạt được thì khả năng người ta “to separate the sheep from the goats” là rất cao đấy nhé.
Hackney City Farm in London
 Khi còn ở London, vào mùa hè thỉnh thoảng tôi cũng hay đi đến City Animal Farms để xem các con vật được nuôi ngay trong lòng thành phố. Các City Animal Farms ở London cũng giống như những sở thú nhỏ vậy đó các bạn. Tuy nhiên, ở đây chỉ toàn là những con vật gần gũi, dễ thương thôi. Và các City Animal Farms này cũng mở cửa cho khách tham quan và những gia đình xung quanh cũng dẫn con cái của mình đến đây để chúng thật sự gần gũi với thiên nhiên nhé. Những City Animals Farm này miễn phí nhé.

 City Animals Farm đầu tiên mà tôi đến thăm là Hackney City Farms, cũng khá xa chổ tôi ở (vì tôi ở rất gần với Tháp Big Ben đó, khoảng 7 phút đi bộ thôi hà). Khu Hackney này cũng có khá nhiều người Việt Nam sinh sống, họ định cư và làm ăn buôn bán, dễ nhận ra nhất là các nhà hàng bán món ăn Việt Nam với bảng hiệu bằng tiếng Việt. Từ chổ tôi ở phải đi hai, ba chuyến xe buýt mới tới nơi và tôi rất ngưỡng mộ sự hiếu khách nhiệt tình của những người chủ Farm và đặc biệt những con sheep ở đây rất là dễ thương.
A Vietnamese Restaurant In Hackney, London
 Tôi hái những cành lá trên cây xuống cho chúng ăn và chúng rất là thích. Do chúng được chăm sóc tốt nên nhìn con nào cũng tròn trịa với bộ lông mượt mà. Trong tiếng Anh, lông cừu được gọi là “wool” chứ không phải “hair” hay “feather” hay “fur” đâu nhé các bạn.

Tôi cầm nhành cây nhỏ có những chiếc lá để dụ cho các con sheep ăn. Khi chúng đưa miệng gần nhành cây để ăn thì tôi giật tay lại làm chúng đớp hụt, trông rất tức cười. Tuy nhiên, chúng cũng rất kiên nhẫn để chờ được cho ăn. Trong tiếng Anh, nếu chúng ta hay lừa hoặc trêu chọc ai thì chúng ta có thể dùng cụm từ “pull the wool over someone’s eyes” (trêu chọc, lừa ghẹo ai).
Elmer feeding a sheep at Hackney City Farm
 Ngoài ra, ta còn có cụm “dyed-in-the-wool” (không thay đổi, thâm căn cú đế, ngoan cố) để chỉ những người nào có niềm tin mãnh liệt vào điều gì, dù tiêu cực vẫn không chịu thay đổi. Ví dụ: My uncle is a dyed-in-the-wool conservative. Cụm từ này dùng như một tính từ nhé, các bạn nhớ là có dấu gạch nối giữa các từ nha. Các bạn biết vì sao mình dùng thuật ngữ này không? Vì khi chúng ta nhuộm màu len trước khi dệt thành vải thì màu của nó sẽ bền hơn, không phai màu giống ai đó bảo thủ, ngoan cố rồi thì rất khó thay đổi đó.

Khi đứng cho các con cừu ăn lá cây trong Hackney City Farms, trông chúng đáng yêu và chợt tôi có cảm giác bất an khi một ngày nào đó người ta sẽ đem chúng nó đi làm thịt. Chúng ngây thơ và vô tội, nếu có thể chắc tôi sẽ đem hết chúng về nhà để nuôi. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “Like lambs to the slaughter” để chỉ vẻ hiền lành ngây thơ của ai đó, giống như khi ta dắt các con cừu vào lò sát sinh, nhưng chúng cứ ngây thơ có biết rằng phía trước là hiểm nguy với chúng đâu?

Ngoài ra, nếu chúng ta muốn nói ai đó có vẻ ngoài và hành động thể hiện sự tốt bụng, thân thiện nhưng bản chất bên trong đang che giấu những dã tâm, ác ý thì chúng ta có thể sử dụng cụm từ “A wolf in a sheep’s clothing” (con sói đội lớp lông cừu). Tôi hy vọng các bạn đối xử chân thành thật sự với nhau chứ đừng để người khác gọi mình là “a wolf in a sheep’s clothing” nhé!

Câu chuyện cũng đã dài rồi phải không các bạn? Các bạn hãy cố gắng đọc kỹ và ghi chú lại những cụm từ này để sử dụng nhé. Nếu các bạn cố gắng hơn một chút nữa thôi (go the extra mile) thì tôi tin trình độ tiếng Anh của các bạn sẽ nhanh chóng được nâng cao. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “in two shakes of a lamb’s tail” (“hai cái ngoắt đuôi của con cừu” tức là rất nhanh, nhanh chóng thôi) để nói lên việc gì đó sẽ xảy ra, được thực hiện một cách nhanh chóng thôi. Ví dụ như: I believe that your English skills will be developed in two shakes of a lamb’s tail.

Nào bây giờ tóm lượt lại những từ hoặc cụm từ liên quan nhé các bạn:
-          Sheepish
-          Ram / ewe / lamb
-          As gentle as a lamb
-          As innocent as a lamb
-          As meek as a lamb
-          To separate the sheep from the goats
-          pull the wool over someone’s eyes
-          dyed-in-the-wool
-          like lambs to the slaughter
-          A wolf in a sheep’s clothing
-          In two shakes of a lamb’s tail
-          Go the extra mile