Từ nhỏ tôi đã đam mê đọc sách và đọc
bất cứ thứ gì mà tôi cầm trên tay dù đó là tờ giấy báo gói xôi. Lúc tôi còn
nhỏ, gia đình tôi có kinh tế rất khó khăn nên cũng rất ít khi được mua sách và
cũng chẳng ai định hướng gì về con đường học hành cho tôi. Tôi tự tìm thấy niềm
vui khi được đọc cái gì đó nên cố gắng tận dụng hết sách vở cũ mà nhà tôi có. Trong
tiếng Anh, chúng ta có từ “bookworm”
(con mọt sách) để chỉ ai đó đam mê đọc sách và giành nhiều thời gian để đọc.
Ngoài ra, chúng ta cũng có cụm “a big
reader” cũng chỉ người nào đọc sách nhiều. Ví dụ, “My brother is a true big reader” (Anh trai tôi đúng là người đọc
nhiều sách).
Tôi nhớ khi học khoảng lớp 4 hay lớp
5 gì đó, anh Hai tôi mượn ở đâu được quyển truyện Tam Quốc diễn nghĩa và hai
anh em tôi đọc suốt ngày. Trong tiếng Anh, có cụm từ “a page turner” để chỉ những quyển sách rất hay mà chúng ta muốn đọc
liên tục. Ví dụ, “The book “I am Malala”
by Malala is a real page turner” (Quyển “Tôi là Malala” của Malala đúng là một
quyển sách hay). Ít lâu sau, anh của
tôi lại tiếp tục mượn được của ai đó quyển “Thủy Hử- 108 anh hùng Lương Sơn Bạc”.
Hai anh em tôi rất thích đọc quyển này.
Tuy nhiên, một hôm, ba của tôi đi
làm về thấy anh em tôi ngồi đọc quyển Thủy Hử thì ông giận dữ la rầy chúng tôi
rất nhiều và hỏi “Thế tụi bây muốn thành ăn trộm, ăn cướp hay sao mà đọc quyển
này!?”. Hai anh em tôi chẳng hiểu gì sao mà ba của chúng lại nổi nóng như thế
khi chúng tôi đọc quyển này, nhưng khi thấy ông giận dữ quá cũng rất sợ và đem
trả sách cho người ta.
Sau
đó, tôi chuyển sang đọc tiểu thuyết ngôn tình, đọc say mê và nhập tâm, nhiều lúc
cũng khóc, cười theo nhân vật. Tôi đọc rất nhiều về chủ đề này và nhiều khi
chẳng thèm ăn cơm nước gì dù cho mẹ tôi có kêu giục như thế nào. Rồi tôi đọc
thơ của Hàn Mặc Tử, thơ của Giang Nam, tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên” của Khái
Hưng, đọc gần như tất cả về Lục Vân Tiên, truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm của Đặng
Trần Côn và hầu như thuộc lòng các câu thơ này, đọc những câu chuyện về lịch sử
như quyển “Sống như anh” nói về Nguyễn Văn Trỗi, sách về chiến tranh chống Pol
Pốt, sách về lịch sử văn hóa, truyền thuyết Núi Bà Đen, truyện cười, vân vân và
vân vân.
Nói chung tôi rất thích đọc và đọc
tất cả những gì tôi gặp và mỗi khi tôi cầm quyển sách lên đọc là sẽ đọc rất say
sưa, rất khó để tôi bỏ quyển sách xuống. Trong tiếng Anh có cụm từ “can’t put it down” (không thể bỏ
xuống). Và khi không thể “put it down”
thì tôi cố gắng đọc cho hết quyển sách, bất kể giờ giấc nào, mưa hay nắng.
Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “to read
from cover to cover” (đọc từ trang đầu đến trang cuối, đọc cho hết quyển
sách). Ví dụ, “I am interested in the book titled “Animal Farm” by George
Orwell. It is a true page turner. You know every time I pick it up to read,
honestly I can’t put it down. Then, I’m gonna try to read it from cover to
cover”.
Sau này lên khoảng lớp 9 hay lớp 10,
tôi được ba mẹ cho tiền bỏ túi đi học và tôi luôn để dành số tiền đó để mua
sách đọc. Tôi hay thường lân la đến những cửa hàng sách cũ ngay góc ngã tư Bách
Hóa ở thị xã mà bây giờ là tòa nhà của Sở Tư Pháp, đối diện với doanh trại quân
đội. Ở đó có nhiều quyển sách cũ rất hay được bán với giá rẻ như cho. Cũng tại
đó tôi bắt đầu mua sách tiếng Anh cũ về học, chẳng hạn như quyển “English 900”
và nhiều giáo trình tiếng Anh trước giải phóng. Những quyển sách này đã cũ, ngã
sang màu nâu đen, nhưng với tôi chúng thật có giá trị.
Sau
này, khi ra trường có việc làm và có thu nhập, tôi lại càng mua sách nhiều hơn.
Nhiều khi thấy sách hay, thích thì mua chứ cũng không đọc hết. Tính ra cũng
lãng phí, nhưng nếu thấy chúng hay mà không mua thì tôi không cầm lòng được, và
sẽ ăn cơm chẳng ngon. Tôi giữ thói quen đọc sách thường xuyên đến bây giờ dù
đôi lúc bận rộn, tôi cũng hơi xao nhãng việc đọc sách.
Tôi nhớ nhất là những lúc mùa đông ở
London, mặc áo ấm ngồi bên lò sưởi (central heating: lò sưởi điện) để đọc sách,
ngay trên bàn là ly trà nóng còn vươn khói. Thỉnh thoảng ngước nhìn lên xem
tuyết rơi bên ngoài cửa sổ, cảm thấy bình yên đến lạ.
Bây
giờ chúng ta có nhiều chủng loại sách hơn, đa dạng các đề tài hơn và sách được
in đẹp hơn với chất liệu cũng tốt hơn rất nhiều so với những quyển sách cũ mà
tôi mua cách đây hơn 20 năm. Những quyển sách nào có bìa giấy bình thường như
đa số sách hiện nay trên thị trường thì tiếng Anh ta dùng từ “paperback book” hoặc thỉnh thoảng dùng
“soft-cover/softback book” (sách bìa
giấy thường/mềm). Còn những quyển nào có bìa cứng, dày hơn, thường là nặng hơn
thì gọi là “Hardback book”, “hardbound book” (Sách bìa cứng). Ngoài
ra, ta còn có từ “e-book” hay “electronic book” (sách điện tử) để chỉ
sách được số hóa và chúng ta phải dùng “E-reader”
(máy đọc sách điện tử, nhìn cũng khá giống Ipad vậy đó các bạn nhé).
Ngoài
ra, ta có nhiều cụm từ có sử dụng từ “book”
nhưng chúng hầu như chẳng liên quan gì nhiều đến quyển sách (book) cả. Khi đã
xác định đi du học, các bạn cần phải chú ý đến các quy định về cách viết bài,
trích dẫn và hạn nộp bài. Đó là bởi vì dù Thầy cô ở nước ngoài nhiệt tình và
thấu hiểu hoàn cảnh của các bạn như thế nào thì họ cũng sẽ không châm chước cho
bất kỳ một sự chậm trễ hay đạo văn nào. Trong tiếng Anh, chúng ta có cụm từ “by the book” (làm theo đúng hướng dẫn,
quy định). Nếu các bạn nộp trễ hạn sẽ bị trừ điểm tùy theo trễ bao lâu, còn nếu
các bạn đạo văn thì đây là một lỗi cực kỳ nặng, nhiều khi sẽ bị đuổi học. Ví
dụ, “the teacher asked us to write an
assignment by the book” (Thầy bảo chúng ta phải viết bài theo đúng quy
định).
Nói
như thế không có nghĩa là tất cả sinh viên nước ngoài hay quốc tế đều là những
người tử tế, học hành nghiêm túc cả. Vẫn có một số bạn vì lý do gì đó vẫn không
thể “by the books” trong quá trình
học tập nên phải tìm mọi cách để vượt qua bài kiểm tra, thi cử, luận văn, chẳng
hạn thuê người khác viết bài dùm. Trong tiếng Anh, nếu ai đó dùng mọi phương
pháp, kể cả thủ đoạn để đạt được mục đích của mình, chúng ta dùng cụm từ “every trick in the book”. Ví dụ, “he used every trick in the book to pass the
final exam.”
Việc
kết bạn trong quá trình du học cũng cực kỳ quan trọng với sinh viên quốc tế vì
các bạn sẽ bớt nhớ nhà và hòa nhập nhanh với môi trường mới. Khi các bạn cởi
mở, hòa đồng thì sẽ nhanh có nhiều bạn, việc bạn bè thấu hiểu nhau sẽ giúp ích
rất nhiều trong quá trình học tập và sinh sống ở xứ người.
Trong
tiếng Anh, ta có cụm từ “an open book” được dùng để nói lên việc dễ dàng thấu hiểu ai đó cũng giống như việc tôi
viết nhiều câu chuyện của bản thân lên đây, các bạn đọc xong sẽ hiểu hết về suy
nghĩ, tư tưởng của tôi. Ví dụ như, “After I shared with you my personal
stories on this blog, my life is like an open book to the public” (Ai cũng
biết hết mọi thứ về bản thân tôi sau khi tôi chia sẽ những câu chuyện cá nhân
lên trang cá nhân này). Còn ngược lại, nếu một ai đó hoặc điều gì đó bí hiểm,
các bạn không thể hiểu được thì dùng cụm từ “a closed book” để diễn tả.
Ví dụ: “Well, I’ve given up. Mr Elmer is actually a closed book to me”
(Thôi, tôi bỏ cuộc rồi. Ông Elmer sao mà bí hiểm quá”.
Khi các bạn hiểu rõ về bản thân tôi tức là các bạn
có thể “read somebody like a book”. Cụm từ này được dùng để nói lên việc
mình hiểu rõ những suy nghĩ hay cảm xúc của người khác. Though he kept
quiet, I could read him like a book (Dù anh ta im lặng, tôi vẫn hiểu được ý
anh ta muốn gì).
Ngoài ra, trong tiếng Anh, chúng ta còn có một cụm
từ khác là “cook the books” (thay đổi sổ sách, chứng từ, biển thủ tiền,
nhất là trong lĩnh vực tài chính kế toán). Ví dụ, it is rumoured that he can
afford luxury goods because he has cooked the books for many years (Người
ta đồn rằng anh ta có thể mua mấy thứ sang trọng là gì anh ta biển thủ tiền
trong nhiều năm qua).
Câu chuyện
cũng dài rồi phải không các bạn, ta ôn lại các từ, cụm từ liên quan nhé.
-
A bookworm
/ a big reader
-
A pager
turner
-
Can’t put
the book down
-
Read the
book from cover to cover
-
Paperback
/ softback book
-
Hardback /
hardcover book
-
E-book /
electronic book / e-reader
-
By the
books
-
Every
trick in the book
-
An open
book
-
A closed
book
-
Read
somebody like a book
-
Cook the
books
No comments:
Post a Comment