Friday, 29 September 2017

Words and their stories 14. Mile

Chào các bạn. Trong chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện hôm nay sẽ xoay quanh từ “mile” nhé.

Danh từ “mile” chỉ đơn vị đo lường, có nghĩ là “dặm”. “A mile” tương đương với 1,609 kilometre. Danh từ này được sử dụng khá nhiều trong các câu thành ngữ tiếng anh đấy.
Thành ngữ đầu tiên có thể nhắc tới là “A miss is as good as a mile” (Sai một li, đi một dặm”. Thành ngữ này muốn nói đến việc chỉ cần chúng ta hiểu nhầm, hay làm điều gì sai cho dù rất nhỏ lúc ban đầu nhưng hậu quả nhiều khi thật lớn đấy. Mấy hôm nay, Elmer bận dịch một bài dịch khoảng 10 trang vô cùng căng thẳng vì chủ đề nói về thuyết tạo hóa, sanh ra càn khôn vũ trụ. Nhưng khi dịch xong thì mới biết do hiểu nhầm. Lẽ ra chỉ cần dịch một bản tin mất khoảng 30 phút thì tôi lại mất một tuần lễ để dịch luôn nguyên một bài nghiên cứu khoa học. “I misunderstood the instruction, so instead of spending only 30 minutes translating a short news article, I spent a whole week making a translation on a long research paper. It’s obvious that a miss is as good as a mile”! 
 
Photo by me!
Trong quá trình dịch bài nghiên cứu, nhiều lúc tôi cũng vò đầu, bứt tai vì bài quá khó. Nhưng nghĩ về deadline(hạn giao bài), tôi luôn bảo bản thân phải “go the extra mile” (cố thêm chút nữa). Cụm từ “go the extra mile” được dùng để chỉ việc chúng ta cố gắng hơn một chút nữa để có thể đạt được kết quả như ý muốn, hoặc làm cho điều gì đó đúng hoặc để vui lòng ai. Ví dụ, “She went the extra mile to make her birthday party special” hoặc “I always go the extra mile for my exams”. Tôi cũng hay dùng từ “go the extra mile” để khuyến khích học viên của tôi mỗi khi các bạn nản lòng hoặc chưa đạt được kết quả như mong muốn trong quá trình học tập. “Come on! I know you can do it. Just go the extra mile”.

Tôi đã từng giảng dạy ở vùng sâu biên giới và quả thật những tháng ngày vất vả đó tôi không bao giờ quên được. Bởi vì đó là một nơi phải gọi là “miles from nowhere” (in a very remote place: Ở một nơi rất xa xôi). Chung quanh khu trung tâm xã cũng chẳng có gì, nhiều khi đi uống café phải đi xa hàng kilometre mới có quán, vui chơi cũng chẳng có gì. The school is actually miles from nowhere. Nhớ có lần, chiều chủ Nhật tôi phải đi lên trường để sáng thứ 2 dạy sớm. Khi đến giữa rừng cao su thì xe hết xăng trong lúc trời đang mưa nặng hạt và còn cách trường gần 4,5 kilometre. Thỉnh thoảng cũng có vài chiếc xe chạy ngang qua. Dù tôi có ra hiệu xin giúp đỡ nhưng chẳng ai dám dừng xe để giúp tôi lúc đó vì họ sợ cướp. Tôi phải dắt bộ xe gần 5 km về trường trong đêm, dưới cơn mưa tầm tã. Hai ngón chân của tôi chảy máu khi đó.
Đường lên trường lúc đó phải đi ngang rừng cao su, hai bên là cao su bạt ngàn, kéo dài hàng dặm. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “for miles” (bạt ngàn, kéo dài hàng dặm). The rubber tree plantation extends for miles (Đồn điền cao su kéo dài hàng dặm) hoặc I walked for miles to the nearest town (Tôi đi bộ hàng dặm để đến thị trấn gần nhất). 

Các bạn biết không, học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và học từng bước một, phải học cái cơ bản trước rồi từ từ nâng cao và phải bền bỉ mới thành công. Cũng giống như làm nghiên cứu vậy đó, phải đi từng bước, từ những cái nhỏ trước rồi mới hoàn thành được. Trong tiếng Anh có thành ngữ “A journey of thousand miles begins with a single step” (Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi hoặc muốn làm việc lớn phải bắt đầu từ những điều đơn giản). Wishing to speak English fluently like a native speaker without learning basic grammar points and vocabulary sounds impossible. Remember that a journey of thousand miles begins with a single step. (Muốn nói tiếng Anh trôi chảy như người bản xứ mà không học ngữ pháp và từ vựng cơ bản thì bất khả thi. Nên nhớ mọi việc lớn điều bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt).

Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn KHÔNG cần phải “Speak a mile a minute” (nói nhanh, vội vã). Cụm từ “speak a mile a minute” được dùng để nói lên cách nói chuyện quá nhanh, nói cả dặm trong một phút. Việc cần làm khi rèn môn nói là các bạn phải phát âm to, rõ ràng và đúng ngữ điệu, lưu ý thêm những âm cuối (ending sounds) phải đầy đủ để người nghe hiểu được ý của mình. Bước vào kỳ thi cũng vậy, không ai bắt các bạn “speak a mile a minute” đâu. Cứ từ từ và bình tĩnh, khi đó sẽ dễ hơn cho các bạn. Nếu các bạn mà “speak a mile a minute” thì sẽ bị “twist your tongue” (bị xoắn lưỡi, hay còn gọi là lẹo lưỡi) đó. Khi đó hoặc là phát âm không đúng, hoặc là các bạn sẽ tự cắn lưỡi mình đó. Remember that when you practice speaking English, you don’t need to speak a mile a minute. Take it easy
Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “put yourself in someone’s shoes” (đặt mình vào hoàn cảnh của ai). Cụm từ này cũng khá giống với “Walk a mile in someone’s shoes” vậy đó. Tức là chúng ta phải có thời gian, đặt mình vào hoàn cảnh của ai đó để hiểu quan điểm hoặc hoàn cảnh của họ trước khi đánh giá họ. We should walk a mile in her shoes before we make any judgements about why she did that (Chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của cô ấy trước khi đưa ra phán xét nào về việc vì sao cô ta lại làm như thế). 

Từ “mile” còn đi trong thành ngữ “give someone an inch and they’ll take a mile” (được đằng chân thì lân đằng đầu, càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới). Ở nhà các bạn mà có trẻ con thì các bạn cũng biết rồi đấy. Nhiều khi mè nheo quá mình chịu không nổi nên nhân nhượng và thế là chúng được thế quậy hơn lần sau. Hay như trong cơ quan làm việc cũng vậy, nhiều khi ai đó kiếm chuyện với mình, mình thấy không đáng nên không nói thì lần sau họ càng lấn tới. “You know what your kids are like. Give them an inch and they’ll take a mile hoặc If you give your colleagues an inch, they’ll take a mile”. Do đó, để không phải bực mình hối tiếc thì chỉ còn cách là “Be tough and uncompromising” (Phải cứng rắng và không thỏa hiệp). 

Bài cũng dài rồi nhưng còn một thành ngữ mà tôi muốn chia sẽ. Đó là “Can see (from) a mile off” (đoán, thấy trước việc gì trước khi nó xảy ra). Cụm này được dùng để nói lên khả năng suy đoán hoặc nhận thấy trước việc gì trước khi nó xảy ra. Nếu như các bạn mà dành thời gian học tiếng Anh hàng ngày thì tôi biết chắc các bạn sẽ rất giỏi tiếng Anh trong tương lai đấy. I can see from a mile off how well you’ll be able to speak English in the future. Hoặc The castle is so large that I can see it from a mile off

Nào bay giờ xem lại những thành ngữ liên quan nhé các bạn. 

- a miss is as good as a mile
- go the extra mile
- miles from nowhere
- for miles
- a journey of a thousand miles begins with a single step
- speak a mile a minute
- walk a mile in (someone's) shoes
- give someone an inch and they'll take a mile
- can see (from) a mile off

Friday, 22 September 2017

Words and their stories 13. War

Chào các bạn! Chủ đề của series học tiếng Anh qua các câu chuyện hôm nay sẽ xoay quanh từ “war” nhé.

Mấy hôm nay, trên kênh truyền hình PBS ở link http://www.pbs.org/video/deja-vu-1858-1961-vietnamese-yhieqx/ hoặc các bạn có thể xem trên youtube cũng được, có một bộ phim nổi đình, nổi đám với thời gian kỷ lục cho việc sưu tập tư liệu và dựng phim: 10 năm. Các bạn có biết bộ phim nào không? – Bộ phim mà tôi nhắc đến chính là The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novicks. 


Có thể nói cuộc chiến tranh ở Việt Nam của thế kỷ trước là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch loài người bởi số lượng bom đạn được sử dụng của các bên tham chiến, bởi số lượng người chết lên đến hàng triệu người và bởi vết thương chiến tranh còn đeo đẳng kéo dài dù cho cuộc chiến đã kết thúc gần nữa thế kỷ.

Sức nóng của cuộc chiến vẫn còn thu hút sự quan tâm của hàng triệu triệu người trên thế giới và giờ đây, những hình ảnh chân thực của cuộc chiến lại một lần nữa được trình chiếu trên truyền hình, cho thấy mức độ tàn khốc của chuyến tranh.

Nhắc lại cuộc chiến này không có nghĩa là khơi gợi lại nỗi đau của dân tộc  mà chỉ để mọi người nhìn về lịch sử một cách đa chiều, ở nhiều góc độ và cũng là một lời thức tỉnh cho chúng ta về giá trị của hòa bình và mong muốn tất cả chúng ta đừng giẫm vào vết xe đổ của chiến tranh và để cùng nhau đoàn kết xây dựng một tương lai tươi sáng. Giống như bà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đã nói về bộ phim này “Honesty about history not only helps us understand, but also enables us to ask what we can do for our present and future”.  (Sự trung thực về lịch sử không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn mà còn cho phép chúng ta đặt những câu hỏi về việc chúng ta có thể làm gì cho hiện tại và tương lai”. 

Thôi quay lại chủ đề chính các bạn nhé. 

Bộ phim Trân Châu Cảng (The Pearl Harbor) tái hiện cuộc tấn công quân sự bất ngờ của Hải Quân Nhật Bản vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ ở tiểu bang Hawaii sáng ngày 7/2/1941 với tham vọng kiềm chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, gây thiệt hại rất lớn cho quân đội Hoa Kỳ và từ đây thay đổi cục diện chiến tranh thế giới khi Hoa Kỳ xem đây là một hành động gây hấn và bắt đầu tham chiến. 

Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “Act of war” (hành động gây hấn) để nói đến một hành động nào đó đủ bạo lực (violent enough) có thể dẫn đến chiến tranh.  Theo định nghĩa trên trang Uslegal (pháp lý Hoa Kỳ - https://definitions.uslegal.com/a/act-of-war/) thì “An act of war” là một hành động của nước này chống lại nước kia nhằm khiêu chiến hoặc một hành động xảy ra trong một cuộc chiến đã tuyên trước đó hoặc xung đột vũ trang giữa các lực lượng quân sự của bất cứ bên nào (An act of war is an action by one country against another with an intention to provoke a war or an action that occurs during a declared war or armed conflict between military forces of any origin”.
 Ví dụ, “Bombing the United States Naval Base at Pearl Harbour was considered as an act of war” (Ném bom căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng được xem là một hành động gây chiến). 

Các bạn có biết không, ở Hoa Kỳ không có đi nghĩa vụ bắt buộc (compulsory/mandatory military service) như các nước khác. Ở Hoa Kỳ, việc phục vụ trong quân đội là một nghề chuyên nghiệp, có lãnh lương.  Và để đảm bảo khả năng chiến thắng cao nhất cũng như an toàn nhất cho binh sĩ thì không còn cách nào khác là trang bị đến tận răng đầy đủ vũ khí, đạn dược. 

Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “Armed to the teeth” để nói lên việc ai đó trang bị đầy đủ vũ khí gây nguy hiểm chết người (heavily armed with deadly weapons). Ví dụ, “the bank robbers were armed to the teeth. They threatened all the victims and escaped after having robbed the bank”.

Vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng khá nóng bỏng trong những ngày gần đây khi nước này liên tục phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Việc này gây căng thẳng với thế giới phương Tây mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Cuộc tranh cãi kéo dài (a running battle) giữa hay nước về vấn đề này đã diễn ra hàng thập kỷ và thật sự cũng chưa biết khi nào ngừng. Cụm từ “a running battle” được dùng để nói đến một “argument” (tranh cãi) kéo dài. Ví dụ, “My close friend has just lost his job after a running battle with his boss.” (Người bạn thân của tôi vừa mất việc sau nhiều lần tranh cãi với sếp của anh ta).    

Hai nước Hoa Kỳ và Triều Tiên cứ cáo buộc nhau liên tục về tình hình bán đảo Triều Tiên với những ngôn từ ngày càng căng thẳng. Hai nước này đang thật sự diễn ra một “a war of words” (khẩu chiến). Cụm từ này cũng được dùng để nói đến cuộc tranh cãi giữa hai người hoặc hai nhóm người nữa nhé. Ví dụ, “The war of words between the two countries hasn’t stopped for a long time”.
Và khi tranh cãi này vượt ngoài tầm kiểm soát thì có thể họ sẽ “go to war (over someone or something)” (tuyên chiến với ai hoặc về việc gì). Tất nhiên, đây là điều không ai muốn xảy ra vì nếu chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên mà nổ ra thì những nước Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác cũng sẽ thiệt hại nặng nề. Cụm từ “go to war over…” này cũng được dùng trong nhiều trường hợp khác nữa, chẳng hạn như các nước trong khu vực Tam giác vàng tuyên chiến (declare a war over ….) với tội phạm ma túy hoặc chính phủ một nước “go to war over corruption” (tuyên chiến với tham nhũng). 

Có một câu tục ngữ trong tiếng Latin được dịch ra tiếng Anh là “If you want peace, prepare for war” (Nếu chúng ta muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh). Câu này ý nói nếu một nước được trang bị vũ khí đầy đủ, mạnh mẽ để có thể sẳn sàng cho chiến tranh thì kẻ thù cũng sẽ chùng tay. Khi đó sẽ có hòa bình. Ví dụ, “The general said that believing in disarmament is not a good idea and added: "if you want peace, you must prepare for war." (Vị tướng nói, tin tưởng vào việc giải trừ quân bị là một ý tưởng tồi và nói thêm “Nếu chúng ta muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh). 

Và trong tình thế hiện nay, chắc chúng ta cũng phải dũng cảm, kiên cường đương đầu với cái lưỡi bò ngang ngược nếu chúng ta muốn có hòa bình thật sự.

Xem lại các cụm từ hay liên quan nhé các bạn:

- An act of war: hành động khiêu chiến 
 -  Provoke a war: khiêu chiến
-         - A declared war: cuộc chiến đã được tuyên bố
-         -  Armed conflict: Xung đột vũ trang
-         -  Military force: Lực lượng quân sự
-          - Compulsory/mandatory military service
-         -  armed to the teeth: trang bị vũ khí tận răng
-          - a running battle: tranh cãi kéo dài
-          - a war of words: khẩu chiến
-          - go to war over something or someone: tuyên chiến với …
-         -  If you want peace, prepare for war: Nếu chúng ta muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh

Tuesday, 19 September 2017

Vai trò của giáo viên!

Để dạy ai điều gì đó thì dễ nhưng muốn trở thành giáo viên thật sự thì rất khó. Bởi vì người giáo viên được xem như một nghệ sĩ thực thụ trên bục giảng với rất rất nhiều vai trò khác nhau, có thể nói nhiều vai diễn hơn bất cứ một diễn viên chuyên nghiệp nào.

Muốn học sinh của mình giỏi và có động lực học tập, người giáo viên cần nhiều kỹ năng của một người thầy, người bạn, nhà tâm lý và còn nhiều nữa. 

Trong một bài trước đó nói về những trích dẫn về nghề giáo, có một câu mà tôi rất thích. Đó là, “To the world, you may just be a TEACHER but to your students, you are a HERO”. 

Mời các bạn xem những vai trò của người giáo viên sau đây để thấy rằng vì sau họ là những HERO thực thụ nhé. Xem xong, có ai muốn làm giáo viên không? 

Source: Internet

-          Counselor and psychologist: nhà tư vấn và nhà tâm lý
-          Police officer: cảnh sát
-          Travel agent: nhân viên du lịch
-          Confidante: bạn tâm tình
-          Banker: chủ ngân hàng, ngân hàng
-          Librarian: thủ thư
-          Custodian: người chăm sóc, người canh giữ
-          Psychic: nhà ngoại cảm
-          Photographer: nhiếp ảnh gia
-          Mother and father: cha mẹ
-          Doctor: bác sĩ
-          Politician: chính trị gia
-          Party planner: nhà tổ chức tiệc
-          Decorator: người trang trí
-          News reporter: người báo cáo
-          Detective: nhà thám tử
-          Clown and comedian: anh hề, kịch sĩ
-          Dietitian: chuyên gia về dinh dưỡng
-         Preacher: nhà thuyết giảng

Sunday, 17 September 2017

Words and their stories 12. Book

Chào các bạn! Chúng ta lại gặp nhau trong chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những câu chuyện xung quanh chữ “book”.

Từ nhỏ tôi đã đam mê đọc sách và đọc bất cứ thứ gì mà tôi cầm trên tay dù đó là tờ giấy báo gói xôi. Lúc tôi còn nhỏ, gia đình tôi có kinh tế rất khó khăn nên cũng rất ít khi được mua sách và cũng chẳng ai định hướng gì về con đường học hành cho tôi. Tôi tự tìm thấy niềm vui khi được đọc cái gì đó nên cố gắng tận dụng hết sách vở cũ mà nhà tôi có. Trong tiếng Anh, chúng ta có từ “bookworm” (con mọt sách) để chỉ ai đó đam mê đọc sách và giành nhiều thời gian để đọc. Ngoài ra, chúng ta cũng có cụm “a big reader” cũng chỉ người nào đọc sách nhiều. Ví dụ, “My brother is a true big reader” (Anh trai tôi đúng là người đọc nhiều sách).
 
Inside A Book Coffee Shop in Tay Ninh City
Tôi nhớ khi học khoảng lớp 4 hay lớp 5 gì đó, anh Hai tôi mượn ở đâu được quyển truyện Tam Quốc diễn nghĩa và hai anh em tôi đọc suốt ngày. Trong tiếng Anh, có cụm từ “a page turner” để chỉ những quyển sách rất hay mà chúng ta muốn đọc liên tục. Ví dụ, “The book “I am Malala” by Malala is a real page turner” (Quyển “Tôi là Malala” của Malala đúng là một quyển sách hay).        Ít lâu sau, anh của tôi lại tiếp tục mượn được của ai đó quyển “Thủy Hử- 108 anh hùng Lương Sơn Bạc”. Hai anh em tôi rất thích đọc quyển này. 

Tuy nhiên, một hôm, ba của tôi đi làm về thấy anh em tôi ngồi đọc quyển Thủy Hử thì ông giận dữ la rầy chúng tôi rất nhiều và hỏi “Thế tụi bây muốn thành ăn trộm, ăn cướp hay sao mà đọc quyển này!?”. Hai anh em tôi chẳng hiểu gì sao mà ba của chúng lại nổi nóng như thế khi chúng tôi đọc quyển này, nhưng khi thấy ông giận dữ quá cũng rất sợ và đem trả sách cho người ta. 
 
Inside A Book Coffee Shop in Tay Ninh City
Sau đó, tôi chuyển sang đọc tiểu thuyết ngôn tình, đọc say mê và nhập tâm, nhiều lúc cũng khóc, cười theo nhân vật. Tôi đọc rất nhiều về chủ đề này và nhiều khi chẳng thèm ăn cơm nước gì dù cho mẹ tôi có kêu giục như thế nào. Rồi tôi đọc thơ của Hàn Mặc Tử, thơ của Giang Nam, tiểu thuyết “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng, đọc gần như tất cả về Lục Vân Tiên, truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn và hầu như thuộc lòng các câu thơ này, đọc những câu chuyện về lịch sử như quyển “Sống như anh” nói về Nguyễn Văn Trỗi, sách về chiến tranh chống Pol Pốt, sách về lịch sử văn hóa, truyền thuyết Núi Bà Đen, truyện cười, vân vân và vân vân. 

Nói chung tôi rất thích đọc và đọc tất cả những gì tôi gặp và mỗi khi tôi cầm quyển sách lên đọc là sẽ đọc rất say sưa, rất khó để tôi bỏ quyển sách xuống. Trong tiếng Anh có cụm từ “can’t put it down” (không thể bỏ xuống). Và khi không thể “put it down” thì tôi cố gắng đọc cho hết quyển sách, bất kể giờ giấc nào, mưa hay nắng. Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “to read from cover to cover” (đọc từ trang đầu đến trang cuối, đọc cho hết quyển sách). Ví dụ, “I am interested in the book titled “Animal Farm” by George Orwell. It is a true page turner. You know every time I pick it up to read, honestly I can’t put it down. Then, I’m gonna try to read it from cover to cover”. 
 
Inside A Book Coffee Shop in Tay Ninh City
Sau này lên khoảng lớp 9 hay lớp 10, tôi được ba mẹ cho tiền bỏ túi đi học và tôi luôn để dành số tiền đó để mua sách đọc. Tôi hay thường lân la đến những cửa hàng sách cũ ngay góc ngã tư Bách Hóa ở thị xã mà bây giờ là tòa nhà của Sở Tư Pháp, đối diện với doanh trại quân đội. Ở đó có nhiều quyển sách cũ rất hay được bán với giá rẻ như cho. Cũng tại đó tôi bắt đầu mua sách tiếng Anh cũ về học, chẳng hạn như quyển “English 900” và nhiều giáo trình tiếng Anh trước giải phóng. Những quyển sách này đã cũ, ngã sang màu nâu đen, nhưng với tôi chúng thật có giá trị. 

Sau này, khi ra trường có việc làm và có thu nhập, tôi lại càng mua sách nhiều hơn. Nhiều khi thấy sách hay, thích thì mua chứ cũng không đọc hết. Tính ra cũng lãng phí, nhưng nếu thấy chúng hay mà không mua thì tôi không cầm lòng được, và sẽ ăn cơm chẳng ngon. Tôi giữ thói quen đọc sách thường xuyên đến bây giờ dù đôi lúc bận rộn, tôi cũng hơi xao nhãng việc đọc sách. 

Tôi nhớ nhất là những lúc mùa đông ở London, mặc áo ấm ngồi bên lò sưởi (central heating: lò sưởi điện) để đọc sách, ngay trên bàn là ly trà nóng còn vươn khói. Thỉnh thoảng ngước nhìn lên xem tuyết rơi bên ngoài cửa sổ, cảm thấy bình yên đến lạ. 

Bây giờ chúng ta có nhiều chủng loại sách hơn, đa dạng các đề tài hơn và sách được in đẹp hơn với chất liệu cũng tốt hơn rất nhiều so với những quyển sách cũ mà tôi mua cách đây hơn 20 năm. Những quyển sách nào có bìa giấy bình thường như đa số sách hiện nay trên thị trường thì tiếng Anh ta dùng từ “paperback book” hoặc thỉnh thoảng dùng “soft-cover/softback book” (sách bìa giấy thường/mềm). Còn những quyển nào có bìa cứng, dày hơn, thường là nặng hơn thì gọi là “Hardback book”, “hardbound book” (Sách bìa cứng). Ngoài ra, ta còn có từ “e-book” hay “electronic book” (sách điện tử) để chỉ sách được số hóa và chúng ta phải dùng “E-reader” (máy đọc sách điện tử, nhìn cũng khá giống Ipad vậy đó các bạn nhé).
 
Inside A Book Coffee Shop in Tay Ninh City
Ngoài ra, ta có nhiều cụm từ có sử dụng từ “book” nhưng chúng hầu như chẳng liên quan gì nhiều đến quyển sách (book) cả. Khi đã xác định đi du học, các bạn cần phải chú ý đến các quy định về cách viết bài, trích dẫn và hạn nộp bài. Đó là bởi vì dù Thầy cô ở nước ngoài nhiệt tình và thấu hiểu hoàn cảnh của các bạn như thế nào thì họ cũng sẽ không châm chước cho bất kỳ một sự chậm trễ hay đạo văn nào. Trong tiếng Anh, chúng ta có cụm từ “by the book” (làm theo đúng hướng dẫn, quy định). Nếu các bạn nộp trễ hạn sẽ bị trừ điểm tùy theo trễ bao lâu, còn nếu các bạn đạo văn thì đây là một lỗi cực kỳ nặng, nhiều khi sẽ bị đuổi học. Ví dụ, “the teacher asked us to write an assignment by the book” (Thầy bảo chúng ta phải viết bài theo đúng quy định).

Nói như thế không có nghĩa là tất cả sinh viên nước ngoài hay quốc tế đều là những người tử tế, học hành nghiêm túc cả. Vẫn có một số bạn vì lý do gì đó vẫn không thể “by the books” trong quá trình học tập nên phải tìm mọi cách để vượt qua bài kiểm tra, thi cử, luận văn, chẳng hạn thuê người khác viết bài dùm. Trong tiếng Anh, nếu ai đó dùng mọi phương pháp, kể cả thủ đoạn để đạt được mục đích của mình, chúng ta dùng cụm từ “every trick in the book”. Ví dụ, “he used every trick in the book to pass the final exam.

Việc kết bạn trong quá trình du học cũng cực kỳ quan trọng với sinh viên quốc tế vì các bạn sẽ bớt nhớ nhà và hòa nhập nhanh với môi trường mới. Khi các bạn cởi mở, hòa đồng thì sẽ nhanh có nhiều bạn, việc bạn bè thấu hiểu nhau sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập và sinh sống ở xứ người.
Trong tiếng Anh, ta có cụm từ “an open book” được dùng để nói lên việc dễ dàng thấu hiểu ai đó cũng giống như việc tôi viết nhiều câu chuyện của bản thân lên đây, các bạn đọc xong sẽ hiểu hết về suy nghĩ, tư tưởng của tôi. Ví dụ như, “After I shared with you my personal stories on this blog, my life is like an open book to the public” (Ai cũng biết hết mọi thứ về bản thân tôi sau khi tôi chia sẽ những câu chuyện cá nhân lên trang cá nhân này). Còn ngược lại, nếu một ai đó hoặc điều gì đó bí hiểm, các bạn không thể hiểu được thì dùng cụm từ “a closed book” để diễn tả. Ví dụ: “Well, I’ve given up. Mr Elmer is actually a closed book to me” (Thôi, tôi bỏ cuộc rồi. Ông Elmer sao mà bí hiểm quá”.

Khi các bạn hiểu rõ về bản thân tôi tức là các bạn có thể “read somebody like a book”. Cụm từ này được dùng để nói lên việc mình hiểu rõ những suy nghĩ hay cảm xúc của người khác. Though he kept quiet, I could read him like a book (Dù anh ta im lặng, tôi vẫn hiểu được ý anh ta muốn gì).
Ngoài ra, trong tiếng Anh, chúng ta còn có một cụm từ khác là “cook the books” (thay đổi sổ sách, chứng từ, biển thủ tiền, nhất là trong lĩnh vực tài chính kế toán). Ví dụ, it is rumoured that he can afford luxury goods because he has cooked the books for many years (Người ta đồn rằng anh ta có thể mua mấy thứ sang trọng là gì anh ta biển thủ tiền trong nhiều năm qua).

Câu chuyện cũng dài rồi phải không các bạn, ta ôn lại các từ, cụm từ liên quan nhé.
-          A bookworm / a big reader
-          A pager turner
-          Can’t put the book down
-          Read the book from cover to cover
-          Paperback / softback book
-          Hardback / hardcover book
-          E-book / electronic book / e-reader
-          By the books
-          Every trick in the book
-          An open book
-          A closed book
-          Read somebody like a book
-          Cook the books

Wednesday, 13 September 2017

Những câu trích dẫn hay về nghề giáo

Mới đầu năm đầu tháng mà có quá nhiều thông tin không vui về giáo dục chẳng hạn như học sinh miền núi ngồi xổm trên sân trường ướt mưa làm lễ khai giảng trong khi lãnh đạo tỉnh xin tiền xây tượng đài, tình trạng lạm thu trong trường học và mới đây nhất, một giáo viên ở Bình Liêu, Quảng Ninh xin nghỉ việc vì dạy quá xa nhà và lương không đủ sống.
Source: Internet
Để cùng các bạn nào còn vương mang nghiệp giáo dục, tôi trích đăng vài câu trích dẫn về nghề giáo và giáo viên. Hy vọng các bạn vẫn còn lửa đam mê. Dạy ở đâu cũng được nhưng phải bằng cái tâm và đam mê nha các bạn.


1. “A teacher takes a Hand, opens a Mind and touches a Heart”.

2. “The influence of a good teacher can never be erased”

3.“Good teachers know how to bring out the best in students” (Charles Kuralt)

4. “A good TEACHER is like a candle – it consumes itself to LIGHT  the way for others”

5. “The best teachers teach from the HEART, not from the BOOK”
Source: Internet
6. “Teachers who love teaching, teach children to love learning”

7. “The only real valid reason to go into teaching is that you want to make a difference in the lives of your students” (Anne Jenks)

8. “To the world, you may be just a TEACHER but to your students, you are a HERO”

9. “Good teachers are the reason why ordinary students dream to do extraordinary things”

10. “Good teachers know that sometimes you have to stop and just be silly for a few minutes”

(Nguồn/Source: Internet)