Tuesday, 10 April 2018

Phân biệt Certificate, Diploma và Degree

Hi các bạn, hôm nay mình cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa Chứng nhận (Certificate), Chứng chỉ (Diploma) và Bằng cấp (Degree) nhé các bạn.

Theo như quyển Oxford Learner’s Dictionary thì có sự khác biệt rất rõ giữa “Certificate”, “Diploma” và “Degree”.

Chứng nhận hay Certificate được định nghĩa là “an official document that may be used to prove that the facts it states are true” (Chứng nhận là một văn bản chính thức được sử dụng để xác nhận số liệu hay sự việc nào đó là đúng). Ví dụ như Chứng nhận khai sinh (Giấy khai sinh – a birth certificate), kết hôn (giấy kết hôn – marriage certificate) hoặc giấy chứng tử (Death Certificate).


                                                                    (Nguồn Internet)
Ngoài ra, Chứng nhận (Certificate) còn được định nghĩa là “an official document proving that you have completed a course of study or passed an exam; a qualification obtained after a course of study or an exam” (Một văn bản chính thức xác nhận bạn đã hoàn thành một khóa học hoặc đã vượt qua kỳ thi; một loại văn bằng sau khi kết thúc khóa học hoặc kỳ thi).  


Nói tóm lại cho dễ hiểu là, Chứng nhận (Certificate) là loại văn bản xác nhận mình đã hoàn thành một khóa học, thường là ngắn hạn, hoặc sau khi tham dự kỳ thi (Chẳng hạn IELTS, TOEFL, FCE và kể cả TESOL nếu tham gia các khóa huấn luyện) và Certificate còn được cấp cho các lĩnh vực ngoài giáo dục như: khai sinh, kết hôn, học nấu ăn, lái xe…

Chứng chỉ - Diploma

Chứng chỉ  (Diploma) được định nghĩa là “a course of study at a college or university a two-year diploma course” (một khóa học kéo dài 2 năm ở một trường Đại Học hay Cao Đẳng). Ví dụ, “She is taking a diploma in management studies” (Cô ấy đang theo học khóa ngắn hạn về chuyên ngành quản lý)

Ngoài ra, Chứng chỉ (Diploma) còn được định nghĩa là : “a document showing that you have completed a course of study or part of your education” (một văn bản cho thấy bạn đã hoàn thành một khóa học hoặc một phần trong sự nghiệp học hành của bạn) (ví dụ, a High School diploma, chứng chỉ Tốt nghiệp Trung học).

Tóm lại, Chứng chỉ (Diploma) được cấp khi bạn đã hoàn thành một khóa học thường kéo dài 1-2 năm như học trung học hoặc các khóa học sau đó. Tất nhiên thời gian học phải dài hơn “Chứng nhận” (Certificate).

Bằng cấp (Degree)
Bằng cấp hay Degree được định nghĩa là “the qualification obtained by students who successfully complete a university or college course” (Là loại văn bằng, cấp cho sinh viên đã hoàn thành một khóa học ở trường Đại Học hoặc Cao Đẳng). Thời gian khóa học thường kéo dài từ 3 năm trở lên, và khóa học thường mang tính hàn lâm, học thuật. Ví dụ,  My brother has a master's degree from Harvard (Anh của tôi có Bằng Thạc Sỹ của trường Harvard) hoặc She has a degree in Biochemistry from Queen's University” (Cô ấy có Bằng Hóa Sinh của trường ĐH Queen”.

Như vậy, rõ ràng Bằng cấp (Degree), Chứng chỉ (Diploma) và Chứng nhận (Certificate) khác nhau về tính chất và yêu cầu để đạt được các loại văn bằng này.

Có thể nói rằng, một bằng cấp TESOL học chính quy chắc chắn khác hẳn với một Chứng nhận TESOL học vài buổi. Một bằng cấp cho một chuyên ngành ngoại ngữ khác hoàn toàn với những chứng nhận IELTS, TOEFL hay TOEIC.

Do đó, nếu các bạn muốn học tiếng Anh ở đâu mà thấy họ quảng cáo là “Giáo viên A có Bằng IELTS 8.5”, “Giáo viên nước ngoài B có Bằng TESOL chuyên nghiệp”, “Học viên C đã đạt Bằng B2  PET” thì nên suy nghĩ kỹ nhé. Có thể họ đang đánh đồng các loại văn bằng hoặc là đang đánh lừa các bạn đấy.

Tuy nhiên nói gì thì nói, dù cho các bạn có bao nhiêu loại bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận mà không có chuyên môn và kỹ năng làm việc hiệu quả thì cũng không tốt đâu nhé các bạn. Có nhiều người không có văn bằng, chứng chỉ nào nhưng lại là những bậc thầy thật sự trong cuộc sống của chúng ta.

Đối với người học ngoại ngữ, chứng nhận hay bằng cấp chỉ nói lên một phần nhỏ thôi nhé. Quan trọng hơn hết là kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả các bạn nhé.

Wednesday, 4 April 2018

Words and their stories 18: Go for it

Hi các bạn, rất vui gặp lại các bạn trong chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện. Bài học hôm nay xoay quanh cụm từ “Go for it”.

Cụm từ “go for it” (cố lên / Thử sức) được xem như một thành ngữ dùng để thúc giục, khuyến khích ai đó cứ làm thử điều gì hoặc cứ tiếp tục làm việc gì mà đừng quá bận tâm về việc sẽ bị thất bại (failure) hoặc quá đắn đo (too careful). Khi ai đó nói “go for it” với bạn thì bạn phải biết nắm bắt cơ hội (take a chance), phải mạnh mẽ và hành động dứt khoát.
                                                         (Nguồn Internet)
Cụm từ “Go for it” xuất phát từ môn bóng bầu dục của Mỹ (American football) nhé các bạn. Cụm từ này được các cổ động viên hô to để lên tinh thần cho các cầu thủ của đội mình.

Ví dụ:
Jack: I want to join that volleyball team but do you think I am tall enough?
Bob: Sure you are! Go for it.

Nara: Wow, the Chevening Scholarship is something I‘ve been looking for. I’ve decided to go for it.

Hai tình huống phía trên cho thấy cách sử dụng của “go for it” rồi đấy. Một là các bạn sử dụng để khuyến khích ai đó làm điều gì hoặc các bạn cũng có thể sử dụng “go for it” để nói lên quyết tâm thử sức của mình.

Mấy hôm nay đọc báo thấy có nhiều bạn ở Hà Nội Hải phòng, Thánh Hóa đạt học bổng khoảng 5-6 tỷ đồng để theo học đại học của Mỹ. Có thể nói ngay rằng những bạn này là những bạn cực kỳ xuất sắc về học lực và chắc chắn một điều rằng tất cả các bạn này điều có tinh thần “go for it”.

Không phải tự nhiên mà các trường ở Hoa Kỳ đồng loạt cấp học bổng cho các bạn học sinh này, mà nó thể hiện một quá trình phấn đấu, thể hiện đam mê và dám dấn thân không sợ thất bại.

Vậy các bạn cũng có tinh thần “go for it” như các bạn này không?

Chắc chắn là có nhưng nhiều khi chưa gặp người động viên đúng lúc nên không dám thử sức mình.

Làm sao để các bạn thể hiện được tinh thần “go for it”?
  
               Nếu các bạn thích đọc sách, Go for it. 
               Nếu các bạn đam mê chụp ảnh, Go for it
       Nếu các bạn thích đi du lịch, Go for it
       Nếu các bạn thích học ngoại ngữ (không nhất thiết phải là tiếng Anh), Go for it
       Nếu các bạn thích kinh doanh, Go for it.
       Nếu các bạn muốn nộp hồ sơ xin học bổng đi du học, Go for it….
       Nếu các bạn thất bại, đừng nản chí (Don’t give up) vì mỗi lần thất bại là một bài học để các bạn trưởng thành hơn. 

Và tất nhiên, tinh thần “go for it” cũng cần phải có cơ sở để thành công, chứ không có bột sao gột nên hồ các bạn nhé (You can’t make bricks without straw hoặc You can’t make something out of nothing). Mình phải có nền tảng kiến thức về lĩnh vực mà mình quan tâm, phải tìm hiểu kỹ càng và tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước, có kinh nghiệm trước khi mình “go for it” đấy nhé.

Nhưng tóm lại, dù các bạn theo đuổi lĩnh vực, đam mê gì thì cũng phải có kỹ năng sử dụng một ngoại ngữ nhé. Nó như một cánh cửa mở ra thêm cho các bạn một cơ hội vào đời và trưởng thành.

Vậy còn chần chờ gì nữa mà không học ngoại ngữ đi nào.

Go for it. You can make it.

Tuesday, 3 April 2018

Viết cho bạn nào đã chán facebook.

Các bạn có nhận thấy rằng dạo gần đây lên facebook có gì đó chán chán không? Gần như chẳng có thông tin gì hay, nổi bật và bổ ích để chúng ta tham khảo, học hỏi. Ngoài một số hình ảnh vui chơi ra thì chỉ thấy toàn là mua bán các loại sản phẩm trên mạng, quảng cáo này kia. Chính vì vậy mà nhiều khi chẳng muốn vào facebook để khỏi phải mất thì giờ đọc những thông tin nhảm nhí, giựt gân.
                                                                  (Nguồn Internet)
Thôi thì khi chán facebook mình chuyển qua “book” thật đi các bạn nhé. Tức là “Hard copy” đấy. Đọc sách sẽ giúp chúng ta có nhiều kiến thức mới, làm cho não hoạt động tốt hơn nhờ vào những kiến thức và trãi nghiệm mới. Thời gian ngồi đọc sách cũng giúp tâm hồn chúng ta lắng động, đi vào chiều sâu. Tư duy của chúng ta sẽ nhạy bén hơn và làm cho cuộc sống tâm hồn thêm phong phú.

Nào chúng ta hãy cùng tập thói quen đọc sách nhé các bạn. Mỗi ngày hãy dành ra một ít thời gian, đọc những quyển sách mà mình yêu thích. Nếu các bạn là người đang học tiếng Anh, hãy tìm một quyển sách tiếng Anh vừa sức, bắt đầu tập đọc chúng, ghi chép lại những lời nói, những nhận định hay để làm hành trang kinh nghiệm cho bản thân hoặc có thể chia sẻ với ai đó những điều hay trong quyển sách của các bạn thì còn gì tuyệt vời bằng.

Để mình chia sẻ những nhận định mà mình nghĩ là rất chính xác về con người và văn hóa Anh (British People and Culture) sau đây được trích ra trong một quyển sách mà mình đang đọc có tựa đề là Swami Vivekananda: A biography. Quyển này dày 392 trang, nói về một nhà truyền giáo Hinduism (Ấn độ giáo) có tên là Narendra (sau đổi tên thành Swami Vivekananda) đã trở nên cực kỳ nổi tiếng sau khi tham dự và phát biểu ở Đại Hội Tôn Giáo ở Chicago vào năm 1893. Ông đã dành hơn 3 năm để đi thuyết đạo ở Mĩ và Anh và trở thành một biểu tượng của trí tuệ và lòng từ bi.

“What he admired most in England was the character of the English people – their steadiness, thoroughness, loyalty, devotion to the ideal, and perseverance to finish any work that they undertook.” (Điều ông ấn tượng nhất về nước Anh là tính cách của người dân Anh – sự thong thả, sâu sắc, trung thành, sả thân vì lý tưởng và lòng kiên trì hoàn thành bất kể công việc gì mà họ làm).

“The English are not as so bright as the Americans, but once you touch their heart, it is yours forever…” (người Anh không nhạy bén như người Hoa Kỳ, nhưng một khi bạn chiếm được cảm tình của họ thì nó sẽ là của bạn mãi mãi..)

“You know, of course, the steadiness of the English; they are, of all nations, least jealous of each other and that is why they dominate the world.” (Bạn biết không, chính tính cách thong dong của người Anh; trong tất cả các quốc gia, họ là người ít ganh tỵ nhất và đó chính là lý do họ nổi bật trên thế giới này)

“Their education is to hide their feelings and never to show them. If you know how to reach the English heart, he is your friend forever. If he has once an idea put into his brain, it never comes out; and the immense practicality and energy of the race makes it sprout up and immediately bear fruit.” (Họ được giáo dục là phải biết che đậy, không được để lộ cảm xúc ra bên ngoài. Nếu các bạn biết cách chiếm được cảm tình của họ thì họ sẽ là người bạn tri kỷ. Một khi họ có ý tưởng trong đầu thì họ sẽ không làm nó mất đi. Chính sự thực tế và nguồn lực của dân tộc này đã làm cho nước Anh lớn mạnh và có được nhiều thành tựu).

Chúc các bạn đọc được nhiều quyển sách hay.

Monday, 2 April 2018

Các mẫu câu bày tỏ quan điểm không đồng ý “Disagreement”

Có rất nhiều mẫu câu để bày tỏ quan điểm không đồng  ý hoặc đồng ý một phần với một vấn đề gì đó trong tiếng Anh. Hôm nay mình sưu tập khoảng 10 mẫu câu thôi để các bạn dễ học, dễ ghi nhớ nhé.

I agree up to a point, but… (Tôi đồng ý một phần với việc này, nhưng)
That’s partly true, but… (Điều đó đúng một phần, nhưng)
I agree with that idea to some extent (Tôi chỉ đồng ý một phần với ý kiến đó thôi)
I partly agree with you / that idea, but…  (Tôi một phần đồng ý với bạn, nhưng)
I don’t really think so because it all depends on the situation (Tôi thật sự không nghĩ như vậy vì nó còn tùy thuộc tình hình.)
I totally disagree. (Tôi hoàn toàn phản đối)
I'm afraid, I can't agree with you. (Tôi e là tôi không thể đồng tình với bạn)
That’s not entirely true. (Cái đó hoàn toàn không đúng)
That’s not the same thing at all. (Không phải lúc nào cũng như vậy)
I’m not so sure about that. (Tôi không chắc về điều đó)

Nào áp dụng thử các bạn nha:

Q: Some people say it would be better for society if everyone got the same salary. Do you agree?

A: Well. It is quite tough. Basically, I totally disagree with this idea. This is because that paying the same salary to everybody would never stimulate or encourage workers or employees, especially talented ones to work effectively. They will have a feeling that they are exploited and underpaid. This equal payment seems to bring about fairness, but it is quite counterproductive. I have a strong belief that talented employees would never feel satisfied with this kind of illogical payment.

Sunday, 1 April 2018

Words and their stories 17: Health and Sickness

Chào các bạn, rất vui gặp lại các bạn trong chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện. Chủ đề hôm nay sẽ xoay quanh chủ đề “Health and sickness”.

Ai trong chúng ta cũng biết rằng “sức khỏe là vàng” (Health is gold / Health is better than wealth / Wealth is nothing without health or The greatest weath is health) nhưng thật sự thì những hành động của chúng ta trong cuộc sống đời thường đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng (have a tremendous impact on) lên chính sức khỏe của chúng ta. Việc ăn uống bất thường, làm việc quá sức, uống nhiều rượu bia, thức khuya và không tập thể dục và những thói quen không tốt khác đang lấy vàng của chúng ta dần đi.
                                                            (Nguồn: Internet)
Chiều nay rảnh, xem video trên youtube mấy đứa nghịch dạy, chạy xe bạt mạng để rồi bị thương tật nặng nề (suffer /sustain serious injuries). Nhiều đứa còn bị gãy tay hay chân nữa (broken arm/leg) và phải đi bó bột (put his arm/leg in a cast). Nói thật xem mấy video này cũng thấy kinh khủng lắm nhưng qua đó mình mới học được bài học quý giá (learn a precious lesson) về bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Khi chúng ta càng lớn tuổi thì nguy cơ bị bệnh tật ngày càng nhiều, nhất là những bệnh lặt vặt (minor ailment) như nhức đầu, sổ mũi vì khi đó hệ miễn dịch (immune system) không còn khỏe mạnh như khi mình còn trẻ nữa. Nhiều khi còn bị những chứng kinh niên mãn tính (suffer from a chronic condition) như hen suyễn (asthma), dị ứng (allergy) hay đau lưng (back pain) thì đúng là khổ sở lắm (miserible).  

Vấn đề là người Việt Nam mình hay chủ quan về sức khỏe lắm và cũng hay tự làm bác sĩ luôn vì cứ có bệnh là ra cửa hàng thuốc tây tự mua thuốc về uống mà không qua thăm khám và theo toa của bác sĩ (doctor prescriptions). Những loại thuốc họ tự mua chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bệnh thôi (alleviate the symptoms) chứ không hết bệnh hẳn đâu. Tuy nhiên, họ vô tình làm cho hệ miễn dịch suy giảm chức năng vì cứ uống kháng sinh quá nhiều.

Cái vòng lẩn quẩn ( a vicious cycle) của việc làm để kiếm tiền --> mua thuốc uống --> Hết bệnh --> làm việc --> kiếm tiền --> mua thuốc uống cho khỏe rồi lại làm việc kiếm tiền cứ lập đi lập lại một cách đơn điệu mà chính chúng ta là người trong cuộc cũng không ý thức được.

Vậy tại sao chúng ta không thay đổi lối sống (changes in our lifestyle) để có sức khỏe tốt hơn (improve overall health) và phòng tránh bệnh tật (illness prevention) và thậm chí còn tăng tuổi thọ nữa (increase life expectancy)? Chỉ cần chúng ta bỏ hút thuốc (quit smoking), giảm căng thẳng trong cuộc sống (reduce stress), ăn uống cân bằng (have a balanced diet), ngủ đủ giờ (get enough sleep) và tập thể dục thường xuyên (exercise regularly). Sẽ tốt hơn nữa nếu chúng ta đi chích ngừa (get vaccinations / immunisations) để phòng ngừa bệnh tật.

Các bạn hãy xem lại hình thể của mình xem có thấy thay đổi gì không? Các bạn có thấy ngày càng có nhiều nếp nhăn trên gương mặt, nhiều sợi tóc bạc hơn hay là làm việc gì cũng chậm chạp hơn lúc trước? Đó là những tin nhắn của thượng đế (messages from God). Nếu chúng ta không bắt đầu tập  lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ thì ngày về cùng thượng đế chắc cũng rất gần! 

Trong quyển Cambridge IELTS Practice Test số 12, Test số 5, phần Speaking 1 có mấy câu hỏi như sau, các bạn có thể vận dụng những cụm từ này để trả lời chúng được không? Đôi khi những người học tiếng Anh không có ý tưởng nên không biết làm sao để đưa ra câu trả lời hay. Bài này cung cấp nhiều ý tưởng liên quan đến chủ đề rồi đấy. Hãy luyện tập trả lời sao cho hay đi các bạn nhé. Good luck!

- Is it important to you to eat healthy food? Why (not)?
- If you catch a cold, what do you do to help you feel better? Why ?
- Do you pay attention to public information about health? Why (not)?
- What could you do to have a healthier lifestyle?
 

- Health is gold / Health is better than wealth: Sức khỏe là vàng
  wealth is nothing without health
  or The greatest weath is health

- have a tremendous impact on: làm/gây ảnh hưởng nghiêm trọng
- suffer /sustain serious injuries: bị thương tật nặng nề
- broken arm/leg: gãy tay/chân
- put his arm/leg in a cast: bó bột
- learn a precious lesson: học được bài học quý giá
- minor ailment: bệnh nhẹ/nhỏ nhặt
- immune system: hệ miễn dịch
- suffer from a chronic condition: bị chứng bệnh mãn tính
- doctor prescriptions: ke toa của bác sĩ
- alleviate the symptoms: giảm triệu chứng
- a vicious cycle: vòng luẩn quẩn
- changes in our lifestyle: thay đổi lối sống
- improve overall health: nâng cao sức khỏe
- illness prevention: phòng ngừa bệnh tật
- increase life expectancy: kéo dài tuổi thọ
- get vaccinations / immunisations: Chích ngừa