Có rất nhiều
cao thủ, giáo viên nổi tiếng trên mạng đưa ra rất nhiều bài mẫu, các thủ thuật
và cả những khóa học online với Thầy, Cô 9.0 IELTS Speaking nên các bạn có thể
vào google tìm hiểu.
Nếu không
muốn học online thì tôi nghĩ các bạn vẫn có thể tự tập luyện được. Để đạt được
Band 8.5 hoặc 9.0 thì khó chứ Band 7 hay Band 8 thì các bạn hoàn toàn có thể.
Nhưng các bạn cũng nên nhớ rằng IELTS chỉ test kỹ năng ngôn ngữ của các bạn chứ
không test kiến thức về ngôn ngữ hay những kiến thức về khoa học hay vấn đề
khác trong cuộc sống.
Điều quan
trọng là khả năng sử dụng ngôn ngữ trong thực tế chứ nhiều khi Band điểm cao
cũng chưa đồng nghĩa với việc sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Có nhiều bạn IELTS
Speaking 8.0 hay 9.0 nhưng khi ra nước ngoài vẫn ú ớ, còn những bạn 7.0 cũng
nói chuyện ngon lành, tùy vào tình huống, hoàn cảnh và lĩnh vực chuyên môn của
mình nhé các bạn. Nhưng tâm lý chung thì
ai đi thi mà không muốn đạt điểm cao phải không nè?
Đối với nhiều
thí sinh thi IELTS thì Part 2 của kỹ năng speaking là khó nhất vì phải tự nói về
một chủ đề nào đó từ 1 đến 2 phút. Nghe 1-2 phút thì có vẻ quá ngắn phải không
các bạn? Nhưng một khi mà không biết nói cái gì và không có sự chuẩn bị chu đáo
thì 30 giây cũng không nói hết.
Vấn đề ở
đây không phải là chủ đề khó hay dễ, mà điều quan trọng là yếu tố bất ngờ khi
giám khảo chọn chủ đề cho mình nói và dưới áp lực thi cử, thời gian suy nghĩ hạn
chế (1 phút suy nghĩ) thì đối với nhiều bạn điều này thật khó vượt qua. Ngoài
ra, đối những bạn không có kỹ năng suy
luận logic cũng gặp khó khăn khi thực hiện phần thi này.
Trong bài
viết này (chia làm 2 phần), tôi chia sẻ một số kinh nghiệm và sự chuẩn bị một
bài nói mẫu để xem các bạn có học hỏi được không nhé. Nếu bạn nào có ý kiến
khác thì cũng nên chia sẻ để giúp nhau học tập nhé.
1. Trước hết,
chúng ta cần phải biết rõ điều gì sẽ diễn ra trong phần thi này nhé.
- Giám khảo sẽ
thông báo cho bạn biết bây giờ sẽ chuyển sang phần tiếp theo của phần thi nói.
Trong phần này, bạn sẽ phải thực hiện một long-talk (nói dài) trong khoảng từ
1-2 phút và bạn sẽ có 1 phút để suy nghĩ.
- Giám khảo sẽ
đưa cho bạn một Card (thẻ) về một chủ đề nào đó và một tờ giấy nháp nhỏ và viết
chì cho các bạn suy nghĩ và lập dàn ý trong 1 phút.
- Hết một
phút suy nghĩ trôi qua, giám khảo sẽ nói, “Now can you talk about your topic
please?” và dặn mình cứ nói về chủ đề, hết 2 phút ông sẽ ngắt ngang và đừng lo
lắng gì hết khi bị ngắt ngang.
- Việc tiếp
theo là các bạn cứ nói về chủ đề của mình, dựa trên các câu hỏi trong Cue Card
và dàn ý của mình khoảng 2 phút, nếu bị ngắt ngang vì hết giờ cũng không sao.
Tuy nhiên tốt nhất là cố nói hết ý trong khoảng 2 phút thôi vì theo tâm lý thi
cử, khi bị ngắt ngăn sẽ làm chúng ta mất bình tĩnh và khó nói hơn cho phần 3 Discussion.
Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số Band mình nhận được đấy.
2.
Hiểu tiêu
chí chấm bài
Các bạn xem
qua hai tiêu chí chấm bài và sự khác biệt giữa hai Band 7 và Band 8 nhé, lưu ý
những cụm từ mà tôi gạch chân nhé. Có một sự khác biệt rõ giữa Band 7 và Band 8
đó nhé các bạn.
Criteria
|
Band 7
|
Band 8
|
Fluency and coherence
|
• speaks
at length without noticeable effort or loss of coherence
• may
demonstrate language-related hesitation at times, or some
repetition and/or self-correction
• uses a
range of connectives and discourse markers with some flexibility
|
•speaks
fluently with only occasional repetition or self-correction; hesitation
is usually content-related and only rarely to search for language
• develops
topics coherently and appropriately
|
Lexical resource
|
• uses vocabulary
resource flexibly to discuss a variety of topics
• uses some
less common and idiomatic vocabulary and shows some awareness of style and
collocation, with some inappropriate choices
• uses paraphrase
effectively
|
• uses a
wide vocabulary resource readily and flexibly to convey precise
meaning
• uses less
common and idiomatic vocabulary
skilfully, with occasional
inaccuracies
• uses paraphrase
effectively as required
|
Grammatical range and
accuracy
|
• uses a
range of complex structures with some flexibility
• frequently
produces error-free sentences, though some grammatical mistakes persis
|
• uses a
wide range of structures flexibly
• produces
a majority of error-free sentences with only very occasional inappropriacies
or basic/non-systematic errors
|
Pronunciation
|
• shows
all the positive features of Band 6 and some, but not all, of the
positive features of Band 8
|
• uses a
wide range of pronunciation features
• sustains
flexible use of features, with only occasional lapses
• is
easy to understand throughout; L1 accent has minimal effect on
intelligibility
|
Những điều
nên làm
- Phải bình tĩnh
và thư giãn, điều này các bạn tự tin hơn khi thi nói đó.
- Lập dàn ý
cho bài nói, điều này giúp chúng tôi không bị lạc đề hoặc nói lan man.
- Trả lời hết
các câu hỏi trong Card, điều này sẽ giúp bài nói đầy đủ hơn. Có thể các bạn
không nói theo thứ tự các ý câu hỏi trong Card nhưng phải cố gắng Cover (trả lời)
hết các ý mà người ta hỏi nhé.
- Cố gắng nói
đến gần 2 phút hoặc thậm chí đến khi bị ngắt cũng được. Học tiếng Anh nhiều năm
mà chỉ có 2 phút thể hiện thì mình phải tận dụng thời gian chứ phải không nè?
- Nói to,
phát âm rõ ràng và lưu ý các âm cuối (ending/final sounds) nhé. Cái này lọt vào
tiêu chí Pronunciation đó. Nếu bạn nào bắt chước được giọng Anh, Mĩ thì tốt
quá, còn nếu không bắt chước được thì cũng không có gì phải lo lắng. Quan trọng
là Correct Pronunciation và Intonation (Đúng phát âm và ngữ điệu) kìa chứ đừng quá
lo lắng về giọng tiếng Anh của người Việt. Rất nhiều người nước ngoài nói tiếng
Việt đó nhé, nhưng mấy ai nói được giọng người Việt đâu nè? Nên chú trọng vào
phát âm và ngữ điệu sẽ hiệu quả hơn nha các bạn.
- Phải show
interests (thể hiện sự thích thú khi nói về chủ đề nào đó). Cái này cũng tốt đến
tâm lý người nghe và làm mình tự tin hơn nữa nhé.
- Phải Eye
contact (nhìn vào mắt giám khảo) khi nói nhé. Điều này giúp các bạn thấy phản ứng
của người nghe để tự mình điều chỉnh tốc độ nói, phát âm và ngữ điệu và cả biểu
cảm gương mặt (facial expression) của mình cho tích cực hơn nữa.
- Sử dụng các
linking words để liên kết ý với nhau, cái này giúp cho điểm Fluency và
Coherence lên cao đấy nhé.
- Sử dụng đa
dạng các cấu trúc trong bài nói và đa dạng collocations và từ vựng liên quan đến
chủ đề để điểm Grammar và Vocabulary tăng cao nhé. Ví dụ như, thay vì nói “want
to buy” thì ta nên dùng “desire to purchase” đó.
- Thêm một điều
nên làm nữa là nếu không hiểu rõ ý nào trong câu hỏi thì các bạn cứ mạnh dạn hỏi
lại giám khảo nhé, chứ đừng nên nói bừa vì tự ý nói theo cách hiểu của mình coi
chừng “go off topic” (lạc đề) đó nhé.
Những điều
nên tránh
- Viết quá
nhiều khi lập dàn ý, không đủ thời gian đâu các bạn nhé hoặc không thèm lập dàn
ý trước khi nói, cái này dễ mất tập trung và khó làm cho bài nói có tính liên kết.
- Chỉ tập trung
vào một ý mà quên mất Topic Card hỏi nhiều câu lắm đó. Phân phối ý cho điều nhé
các bạn.
- Nói bừa khi
không hiểu chủ đề.
- Học thuộc
lòng đáp áp và cầu mong sẽ trúng tủ, giám khảo được đào tạo rất bài bản, chỉ cần
nhìn cách nói và đôi mắt của mình họ sẽ biết ngay ai đang thuộc lòng và sẽ
đổi câu hỏi ngay lập tức. Tất nhiên trong quá trình luyện tập, học thuộc lòng một
vài chủ đề cũng tốt và cố gắng tập nói về chúng cho trôi chảy, tự nhiên chứ đừng
như kiểu trả bài lịch sử với quá nhiều “a” và “ư” khi nói nhé.
- Sử dụng mẫu
câu hoặc từ ngữ quá đơn điệu và lặp đi lặp lại một từ quá nhiều lần.
- Mất tập
trung và thiếu tự tin. Các bạn có bao giờ nghĩ rằng mất tập trung và hồi hộp mà
mình có thể nói tốt, trôi chảy chưa nè? Hãy thư giản và tự tin nhé.
- Đưa ra câu
trả lời quá ngắn, dưới 1 phút và ngồi cười duyên với giám khảo vì không biết
nói gì nữa!
No comments:
Post a Comment