Tuesday, 31 July 2018

Vài mẹo vặt để đạt điểm cao trong phần thi nghe IELTS!

Như các bạn cũng biết, Phần thi Nghe là phần thi kỹ năng đầu tiên trong kỳ thi đánh giá năng lực, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của kỳ thi IELTS. Phần thi này trung bình sẽ kéo dài khoảng 40 phút, trong đó 30 phút là làm bài nghe và 10 phút còn lại để chuyển đáp án sang Phiếu trả lời (answer sheet).
 
Nguồn: Internet
Phần thi này bao gồm bốn (4) phần nhỏ, mỗi phần trả lời 10 câu hỏi. Tổng cộng sẽ có 40 câu hỏi bắt buộc các bạn phải nghe và trả lời. Các phần nghe có nhiều dạng câu hỏi khác nhau như điền vào bảng biểu, điền từ vào câu, kết hợp (matching), trả lời câu hỏi, xác định vị trí trên bản đồ (thường sẽ nằm ở Part 2 của bài thi nghe).
  
Theo lý thuyết thì độ khó bài thi nghe sẽ tăng dần từ phần 1 đến phần 4. Càng vào các phần sau của bài thi nghe, các thí sinh thường có cảm giác hụt hơi, nghe không kịp và khi đến phần 4 thì gần như không thể theo kịp nội dung của bài nghe nữa. Chính vì vậy mà đa số thí sinh thi IELTS thường cho rằng Phần 4 sẽ khó nhất trong bài thi này. Nhưng thật ra theo tôi, Phần 4 của bài thi nghe IELTS nó đôi khi còn dễ nghe và ít nhầm lẫn hơn phần xác định vị trí trong bản đồ của phần 2 nữa. Lý do thì nhiều nhưng cơ bản là bạn không dễ bị lừa và đi lạc như trên bản đồ!
  
Tóm lượt sơ sơ bài nghe IELTS như vậy để các bạn dễ hình dung. Bây giờ là đến lượt một số mẹo hay thường gọi là Tips để giúp các bạn tự tin làm bài nghe nè

      - Thi nghe thì phải bình tĩnh, đừng để sự lo lắng của bạn làm bạn mất tập trung. Các bạn phải nhớ rằng, các bạn đi thi cho chính bản thân bạn chứ không thi đua với ai hết. Vì vậy hãy bình tĩnh thể hiện năng lực.
   
       - Điều chỉnh tai nghe với âm lượng vừa phải và thoải mái. Nếu âm lượng nhỏ quá sẽ không nghe rõ những âm cuối (s/es), dẫn đến có thể mất điểm oan ở việc viết không đúng từ, còn nếu âm lượng to quá cũng làm bạn mất tập trung. Khi giám thị hướng dẫn sử dụng tai nghe, cách điều chỉnh âm lượng thì nên điều chỉnh cho phù hợp nhé.

      - Khi đề thi được phát ra và được giám thị yêu cầu đồng loạt mở bài thi lên để nghe thì nên tận dụng thời gian giới thiệu về nội dung thi nghe và ví dụ để đọc thật nhanh các Instructions (hướng dẫn, yêu cầu của từng phần) để hiểu rõ chủ đề sẽ nghe, dạng nghe nào, và ĐIỀN BAO NHIÊU TỪ vào mỗi câu trả lời. Tối đa là KHÔNG QUÁ 3 TỪ VÀ/HOẶC MỘT CON SỐ, có khi chỉ điền TỐI ĐA LÀ MỘT TỪ. Các bạn phải lưu ý điều này, nếu không sẽ không được tính điểm nếu các bạn ghi quá số từ quy định.

      - Phải cố gắng hoàn thành phần 1 tốt nhất có thể để tự tin hơn cho các phần nghe tiếp theo.
 
     - Tận dụng thời gian 15 giây giữa các phần và khi kết thúc một phần nghe nào đó để tiếp tục đọc, gạch chân những từ chính, mấu chốt (key words) trong bài, để khi nghe thì nên tập trung kỹ hơn vào nội dung mà đề thi yêu cầu. 

     - Phải làm sao khi vừa nghe xong phần 3 là bạn đã đọc xong luôn phần 4. Khi đó, trước khi nghe phần 4,  bạn sẽ có thời gian thêm 1 phút để đọc lướt một lần nữa các câu hỏi. Như vậy, bạn đã nắm chắc được các nội dung cần trả lời trước khi nghe thì khả năng đạt kết quả cao là khả quan. 

      - Nhiều thí sinh chờ đến khi nghe phần 4 mới lo tập trung đọc các câu hỏi thì không còn kịp nữa, khi bạn vừa đọc câu hỏi, vừa nghe thì không thể nào làm tốt phần này. Đó là lý do chính vì sao mà đa số thí sinh hụt hơi ở phần này và cho rằng đây là phần khó nhất. Nhớ nhé, phải đọc cho nhanh phần này trước khi kết thúc phần 3!

       - Nội dung câu hỏi sẽ theo thứ tự nội dung của đoạn hội thoại hoặc bài thuyết trình, do đó phải tập trung nghe luôn những phần không phải là câu hỏi để biết nhân vật đang nói đến nội dung gì, KHÔNG NÊN nghe xong một ý của đoạn nào rồi chuyển sang câu tuốt phía dưới ngồi đợi mà không nghe thêm để biết nhân vật nói tới đâu, bởi vì như thế các bạn sẽ rất hoang mang không biết bao giờ họ sẽ nói đến nội dung này, đã nói đến chưa, hay đã nói rồi. Trong trường hợp đó, bạn sẽ vô cùng hoang mang và chắc chắn đi lạc. Trong kỳ thi nghe IELTS, khi đã trượt qua nội dung đó thì coi như mất điểm vì thí sinh đâu có cơ hội nào mà nghe lại. Chỉ có thể nghe lại khi mình đóng tiền đi thi tiếp đợt sau!

     -  Khi không nghe được một câu nào đó thì bỏ qua, tập trung nghe câu tiếp theo, vì đôi khi các nội dung trả lời nối tiếp nhau. Nếu bạn cứ lo suy nghĩ về đáp án cho một câu mà mình không chắc chắn thì có thể bạn đã bỏ lỡ tiếp rất nhiều câu dễ ăn điểm phía sau. Nên nhớ, bài nghe được thiết kế rất công phu, sẽ có một vài câu khó chỉ dành riêng cho những bạn nào có kỹ năng nghe thật tốt và vốn từ kha khá. Nếu bạn không nghe rõ một hai từ trong bài nghe là chuyện bình thường. Đừng quá lo lắng.

      - Khi chuyển đáp án sang phiếu trả lời thì phải cẩn thận, không nên vội vàng bởi gì các bạn có đến 10 phút chỉ để ghi đáp án cho 40 câu. Có rất nhiều thời gian cho các bạn nên các bạn cứ bình tĩnh mà ghi cho chính xác từng câu, đừng ghi nhầm đáp án câu này sang câu khác nhé. 

      -  Khi chuyển xong rồi thì cũng nên xem lại mình đã viết đúng chính tả cho các từ trả lời chưa, có đúng số ít, số nhiều chưa.

       - Nếu đã xong rồi, kiểm tra kỹ rồi thì chỉ việc uống một ngụm nước, thư giản ngồi chờ cho hết giờ để làm bài thi Đọc (Reading) kế tiếp thôi.

Hy vọng các mẹo nhỏ trên giúp các bạn hình dung được nội dung bài thi nghe và những việc nên làm trong phòng thi. Tất nhiên, các bạn cũng phải học tập nghiêm túc, luyện nghe thường xuyên ở nhà để nâng cao kỹ năng nhé. “Practice Makes Perfect” mà. Nên nhớ tôi đã thi và đạt 9.0 môn nghe thì không có lý do gì mà các bạn không làm được. I can do it and you can too!

Monday, 30 July 2018

Words and their stories 19: Teacher

Chào các bạn, rất vui tiếp tục trò chuyện cùng các bạn trong Chuyên mục học tiếng Anh qua các câu chuyện. Năm học mới chuẩn bị tới rồi nên chủ đề bài học hôm nay sẽ xoay quanh chữ “Teacher” nha các bạn.

Tôi cũng gặp cảnh này khi đến trường của 17 năm trước. Nguồn: internet

Mấy hôm nay tình cờ thấy một số hình ảnh những thầy cô vùng cao trên đường đi đến trường thật vô cùng vất vả, làm tôi cũng xúc động và nhớ nhiều về những kỷ niệm (memories / experience) khi còn đi dạy ở vùng sâu, biên giới (remote border regions). Những khó khăn, vất vả (difficulties / hardship) thì rất nhiều nhưng xem ra so với các đồng nghiệp ở vùng cao, vùng miền núi hải đảo (mountainous / off-shore places) thì tôi nghĩ những trở ngại, gian nan (obstacles / challenges) mà tôi gặp phải chỉ thật sự rất cỏn con so với họ.
 
Tôi cũng từng đi làm phổ cập, vận động học sinh bỏ học trên những con đường như vậy. Nguồn Internet
Ngôi trường mà họ giảng dạy nằm trên núi cao, ở những vùng vô cùng xa xôi, nhiều khi không có điện, nước, không Tivi, không giải trí, không liên lạc được với thế giới bên ngoài (off-the-grid regions). Nên khi xem những hình ảnh họ vượt qua những con đường rừng, hoặc đầy đất đỏ, trơn trợt, nguy hiểm để đến trường thì tôi vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ họ (admire), và tôi lại như nhìn thấy chính bản thân tôi ngay trong những bức hình đó của hơn 17 năm về trước.  
 
Xe của tôi cũng bị những con đường như thế này hành, bánh xe không thể chạy được, phải ngồi lại, lấy cây cạy bùn ra rồi mới đi tiếp được. Nguồn Internet
Hôm trước, tôi có chia sẻ một câu trích dẫn, đại khái là có rất nhiều lý do khác nhau khi ai đó quyết định chọn nghề giáo viên, nhưng lý do chung quy nhất là họ muốn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác, tức là giúp học sinh của mình có kiến thức, để có cuộc sống tốt hơn. “There are many different reasons for a person to choose to become a teacher, but the most common one is the desire to make a difference in the life of others”.
 
Tôi đã từng bị té xe trên những con đường như thế này khi đến trường. Nguồn Internet
Và những Thầy, Cô giáo trong những bức hình ở đây cũng thế, có rất nhiều lý do để họ chọn giảng dạy làm sự nghiệp của mình nhưng chắc chắn một điều rằng họ là những con người quả cảm (courageous), yêu trẻ và mong muốn đóng góp đưa kiến thức đến với những đứa trẻ ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Nếu không, họ có thể ở lại quê nhà, tìm một công việc khác chắc chắn có lương cao hơn và cuộc sống tốt hơn.
 
Tôi vô cùng xúc động khi xem hình ảnh cô giáo trên đường lên trường cắm bản. Nguồn Internet
Tôi đã rất may mắn được học hỏi từ những người thầy tuyệt vời, họ uyên bác (knowledgeable),  họ tận tâm (dedicated / devoted / committed), họ chuyên nghiệp (professional), họ hài hước (humourous) họ mang lại nguồn động lực (motivating / inspiring), họ bao dung (lenient), họ sáng tạo (creative / innovative), họ đáng tin cậy (reliable / trust-worthy), họ siêng năng, nhiệt huyết (energetic / enthusiastic / industrious), và tất nhiên họ cũng nghiêm khắc (strict / disciplined).

Chỉ có một số ít giáo viên dạy tôi mà tôi nghĩ là lười biếng, thiếu nhiệt huyết (lazy / less assiduous / less enthusiastic), ích kỷ (selfish), bảo thủ (conservative), lập dị (eccentric), và thiên vị (a biased / prejudiced teacher).  Lúc đầu, tôi vô cùng tức tối, giận dữ và hờn trách họ nhưng về sau, tôi thầm cảm ơn họ vì chính họ đã mang lại cho tôi một động lực rất lớn, đó là một động lực xuất phát từ bên trong (intrinsic motivation) luôn thôi thúc tôi phải học để chứng minh với họ rằng tôi xứng đáng đạt điểm cao hơn!

Các bạn có biết rằng Thầy, Cô là nguồn động lực, là tấm gương cho bản thân chúng ta noi theo ( a good / positive model). Tất nhiên, vẫn có những tấm gương mờ (a negative / bad model), nhưng đừng lấy đó làm bi quan. Đâu đó vẫn còn một số Thầy, Cô tiêu cực, nhưng có thể đó là những bài học, là nguồn động lực để chúng ta học tốt hơn phải không nè.

Các bạn xem thêm một số cụm, từ hay nói về giáo viên nữa nhé:
-          Subject specialist (n) chuyên gia thật sự về bộ môn mà họ giảng dạy
-          Give satisfactory feedback (verb phrase = VP) đưa ra phản hồi / trả lời thỏa đáng
-          Bend over backwards: (VP) cố gắng hết sức để giúp đỡ người khác
-          A fair-minded teacher (NP) người giáo viên công tâm, công bằng
-          Broad-minded / open-minded: cởi mở  vs. narrow-minded (a)
-          Lenient (bao dung) / patient (kiên nhẫn) / positive (tích cực) /goal-oriented (làm việc có mục tiêu rõ ràng) / Industriuous = assiduous (siêng năng) / Responsible (có trách nhiệm) / Compassionate (thương học sinh),
-          Conservative(bảo thủ) / aggressive (hung hăng, khó khăn, hở ra là chửi) / selfish (ích kỷ) / lazy = less energetic (thiếu nhiệt huyết/lười biếng) / eccentric (lập dị)

Các bạn thấy có rất nhiều từ để miêu tả người giáo viên phải không? Tất nhiên các bạn vẫn có thể sử dụng các tính từ, cụm từ trên để miêu tả người khác trong những tình huống khác nữa nhé. Thấy chưa, học một chủ đề, biết nhiều từ để nói về các chủ đề, đối tượng khác nữa đấy.

Dù các bạn có dùng từ nào để miêu tả giáo viên của mình thì tôi vẫn thấy cụm từ “An awesome teacher” (một giáo viên tuyệt vời) có thể bao hàm tất cả các tính từ, cụm từ ở trên! Các bạn có bao giờ dùng cụm từ trên để nói về người Thầy/Cô mà mình yêu thích chưa? Nếu chưa thì hãy dùng thường xuyên lên nhé! Kệ, học tiếng Anh phải luyện tập thường xuyên mà!

Các bạn hãy áp dụng các cụm từ ở trên để rèn cho chủ đề sau nhé.
Năm học mới sắp đến rồi, hãy cho phép tôi cuối đầu để cảm ơn và bày tỏ lòng ngưỡng mộ với toàn thề Thầy, Cô giáo ở vùng cao! Theo tôi, những giáo viên trong các bức hình ở bài học này thật là Awesome!



IELTS Speaking Part 2 – Topic: Describe an electronic device you often use


Hi các bạn,

Lâu lắm rồi vì bận nhiều việc và muốn giữ sự tập trung nên không viết gì thêm lên Blog. Nay rảnh rảnh chút nên viết tặng các bạn bài nói trong phần 2 của kỳ thi IELTS Speaking nha.

Các bạn cũng biết thí sinh IELTS thường gặp lúng túng khi triển khai ý cho phần này, nên nhiều khi nói mới có mấy câu là hết ý và nhìn giám khảo cười!?

Các bạn thử xem bài dưới đây nha. Xem cách triển khai ý nè, các dạng mẫu câu trong bài nói nè và các collocations kèm theo, liên quan tới nội dung trình bày nè và đặc biệt là nói với tốc độ trung bình trong 1:59 giây, khi nói xong, nháy mắt cười duyên với giám khảo nữa là chính xác 2 phút luôn đó nha, giọng Anh luôn nha.

Chúc vui.

 

"Well, I would like to start off by talking about an electronic device I use very often. As you may know in the present day, obtaining an electronic item is definitely not a difficult thing if we can afford. That is why I have some different electronic devices such as a stereo, an MP3 player, a laptop and the alike but I would really like to talk about my tablet, an Ipad Air 2.
As far as I remember, I have bought this tablet for a couple of years since it was on the general release a few years ago. Even though at that time, I had some other devices already, I decided to purchase it because I found it very interesting to have something like both a smart phone and a mini laptop.
I am a student and have to spend a lot of time on learning every day, so I have to admit that I do not usually use it. Only in the evening before I go to bed or on weekends when I am home do I use it.
Basically, I use my tablet for reading e-books because it can contain a great deal of books. Also, I frequently check my emails on it and learn English via English learning websites.
Now if I still have time, I am going to explain why I often use this device. I am keen on using this item for several reasons. The first reason is that I am a big reader and I spend most of my free time reading. I am very pleased when this device can store so many books which I can read at any time and I do not have to carry heavy paper books like I used to do. Another reason is probably because I can keep up with the latest news using the internet on this device. And the bottom line is that I can use it as a tool to learn English in an effective way. That’s all. Thank you for listening."